Vị tướng là thần đồng: 15 tuổi thi đỗ khoa cử, giữ chức tể tướng, cả cuộc đời làm 10.000 bài thơ
Ông là người tài năng từ nhỏ, 7 tuổi có thể viết những bài văn, thơ rất hay, 10 tuổi đã thi đỗ khoa cử làm rạng ranh dòng tộc.
Yến Thư (991 – 1055) là một nhà thư pháp, nhà viết tiểu luận, nhà thơ và chính trị gia Trung Quốc thời nhà Tống. Ông quê ở Lâm Xuyên, Phúc Châu (nay là Nam Xương, Giang Tây). Yến Thư là 1 người cực kì tài năng, ông được xem là thần đồng thời bấy giờ khi 7 tuổi đã có thể viết văn, thơ rất hay. Vào năm Cảnh Đức Thứ nhất (1004), ông được tiến cử vào triều đình để tham gia khoa thi cử. Yến Thư khi đó mới 15 tuổi, đã vượt qua hàng nghìn thí sinh và trở thành “cánh tay phải” của vua Tống Chân Tông.
Sau 1 thời gian, con đường quan lộ của Yến Thư ngày càng thăng tiên. Ban đầu, ông giữ chức vụ 1 vị tướng trong quân đội và là người kề cận hỗ trợ Thái Tử sau này lên làm vua Tống Chân Tông. Không bao lâu sau ông được thăng làm học giả của viện hàn lâm, chịu trách nhiệm soạn thảo các sắc lệnh cho Hoàng đế. Yến Thư được hoàng đế đánh giá rất cao. Năm Càn Hưng thứ nhất (1022). Tống Chân Tông chính thức lên ngôi, với tư cách là cựu thừa tướng của Đông Cung, Diêm Thư đương nhiên cũng được thăng chức, ông giữ vị trí Thượng thư Bộ Lễ, là người khởi xướng Cải cách Thanh Lịch.
Tuy nhiên, Yến Thư đã mắc mỗi 1 lỗi sai khiến ông bị giáng chức. Chỉ vài tháng sau khi bị giáng chức, Yến Thư đã chuyển đến Thiên Phủ, ông thành lập 1 trường học ở đây.
Vào năm Thiên Thánh thứ chín (1031), Yến Thư quay trở về Bắc Kinh làm sứ thần, sau đó ông làm cố vấn chính trị. Năm Thiên Thánh thứ 2 (1042), Yến Thư chính thức được phong chức Tể tướng, chức quan lớn nhất thời bấy giờ, chỉ sau vua và trên vạn người.
Tháng 9 năm Thiên Thánh thứ 4 (1044), Yến Thư bị giáng chức làm thượng thư và phục vụ tại Sâm Châu, Từ Châu, tỉnh Hà Nam. Năm Chi Hòa thứ 2 (1055) YếnThư qua đời, hưởng thọ 65 tuổi. Khi đó, Hoàng đế Tống Chân Tông đã đích thân đến tỏ lòng kính trọng.
Trong suốt cuộc đời của mình, Yến Thư đã sáng tác hơn 10.000 bài thơ, tuy nhiên hầu hết đã bị thất lạc, chỉ còn khoảng 136 bài sót lại và được coi là những tác phẩm để đời của ông.