Đời sống

Hoàng hậu 'mê tiền' nhất lịch sử Trung Quốc, cuối cùng phải nhận cái kết đắng vì lòng tham không đáy

Sự tham lam của vị hoàng hậu này đã ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của đất nước dưới thời bà ta nắm quyền. 

Nhắc đến vị hoàng hậu Trung Quốc tham lam vật chất, tiền bạc, không thể không nhắc đến Lưu Ngọc Nương. Bà ta được xem là người phụ nữ "hút máu" người dân không từ thủ đoạn chỉ để làm đầy cái túi không đáy của mình. Hậu thế cho rằng nguồn cơn cho sự tham lam vô độ của bà là vì xuất thân nghèo hèn, cơ cực. 

Lưu Ngọc Nương xuất thân nghèo khó, đổi đời nhờ làm vợ lẽ Tấn vương

Được biết, gia đình của Lưu Ngọc Nương vốn rất nghèo khổ. Bà từ nhỏ đã phải cùng cha bươn trải, biểu diễn đường phố kiếm tiền. Khi lớn lên, nhờ sở hữu nhan sắc xinh đẹp mà Lưu thị đã lọt vào mắt xanh của Tấn vương Lý Tồn Úc, được cưới về làm vợ lẽ. Sau khi sinh con cho Tấn vương, Lưu Ngọc Nương lại càng được sủng ái. Do đó, khi Lý Tồn Úc tiêu diệt nhà Hậu Lương vào năm 924 và lập ra nhà Hậu Đường thì Lưu Ngọc Nương cũng được sắc phong làm hoàng hậu.

Bà ta ra sức vơ vét của cải

Thời phong kiến, quyền lực của hoàng hậu chỉ xếp sau hoàng đế. Tận dụng địa vị "dưới một người trên vạn người" của mình, Lưu Vũ Nương ra sức vơ vét tiền bạc bằng cách cho cung nữ, thái giám xuất cung bán củi khô, trái cây ở chợ. Ngang ngược ở chỗ nếu không bán được, bà ta sẽ bắt ép dân chúng hoặc quan lại phải mua hàng hóa của mình.

Ảnh minh họa

Chưa hết, khi quan lại chuẩn bị lễ vật cống nạp cho hoàng đế, Lưu hậu bắt họ phải chuẩn bị thêm một phần cho mình. Áp lực vật chất đè nặng lên vai các quan lại nên họ phải quay sang vơ vét, bóc lột dân chúng. Hành vi này đã đẩy người dân vào thế khó, cuộc sống ngày càng khổ cực, lời oán thán ngày càng nhiều. Phải đến khi Lý Tồn Úc qua đời, Lý Tự Nguyên kế ngôi mới đem Lưu Ngọc Nương ra xử tội. Bà ta bị bắt giam và ép tự sát để trả giá cho những hành động khiến kinh tế đất nước rơi vào khó khăn.