Thượng tướng vinh dự được Bác Hồ đặt tên: Bậc thầy nghệ thuật dùng binh, còn là Nhà giáo Nhân dân
Thượng tướng Hoàng Minh Thảo (1921 - 2008) có tên khai sinh là Tạ Thái An, ông đã được Bác Hồ đặt cho cái tên đặc biệt là Hoàng Minh Thảo như báo hiệu cho số phận của một người con anh hùng.
Thượng tướng, Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân Hoàng Minh Thảo được biết đến là một người có kinh nghiệm và uyên thâm về quân sự. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo có tên khai sinh là Tạ Thái An, ông sinh 25/10/1921, có mẹ là Nguyễn Thị Tành, bố Tạ Quang Khai. Bố của ông bị bắt khi tham gia phong trào yêu nước, chính vì lẽ đó mà khát vọng làm cách mạng trong ông lại càng được nhen nhóm từ khi còn nhỏ.
Năm 1937, đồng chí Tạ Thái An được xếp vào danh sách học cảm tình Đảng tại Lạng Sơn và tham gia Đoàn thanh niên dân chủ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông lấy bí danh là Tạ Quang. Khi được cử đi học quân sự tại Liễu Châu, Trung Quốc, ông được Bác Hồ đặt tên mới là Hoàng Minh Thảo.
Khi chỉ mới 24 tuổi, đồng chí Hoàng Minh Thảo đã được giao nhiệm vụ quan trọng là Khu trưởng Chiến khu 3, thay tướng Nguyễn Bình vào Nam. Năm 1948, ông là đại tá trẻ nhất toàn quân được phong cấp hàm khi mới chỉ 27 tuổi.
Năm 1950, Đại tá Hoàng Minh Thảo được cử làm Đại đoàn trưởng Đại đoàn 304. Năm 1975, ông là Tư lệnh mặt trận Tây Nguyên và đã có vai trò quan trọng trong việc đánh đòn mạnh vào quân lực Việt Nam cộng hòa, mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975.
Trong cuộc đời của ông, khi được Đại tướng Võ Nguyên Giáp nêu câu hỏi: “Nếu đánh Tây Nguyên thì đánh ở đâu trước?”. Thượng tướng Hoàng Minh Thảo trả lời: “Đánh Tây Nguyên thì đánh vào Buôn Ma Thuột trước. Vì Buôn Ma Thuột là thị xã lớn nhất, là hậu cứ của địch, là nơi địch yếu. Buôn Ma Thuột là địa bàn chiến lược cơ động, từ đây ta có thể phát triển theo ba hướng: Đánh lên bắc Tây Nguyên; đánh xuống đồng bằng ven biển; đánh vào miền Đông Nam Bộ, cắt chiến trường miền Nam ra làm đôi”.
Ý kiến của ông được Đại tướng Võ Nguyên Giáp tán thưởng, cũng chính nhờ chiến thắng này ông đã để lại nhiều dấu ấn trong nghệ thuật quân sự, đặc biệt là nghệ thuật nghi binh. Trong Chiến dịch Tây Nguyên, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo là linh hồn với tài nghệ thuật dụng binh. Nguyên lý của ông là: “Mưu sinh ra kế, thế đẻ ra thời. Đánh bằng mưu kế, thắng bằng thời thế”.
Ông được biết đến là vị tướng có chiến lược văn võ song toàn, bản thân ông luôn cố gắng hiểu rõ kẻ địch để có thể lên chiến lược, kế sâu, chủ động dùng chiến thuật nghi binh lừa địch để tạo bất ngờ.
Mỗi khi nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ người ta thường nhắc đến tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Còn chiến thắng Tây Nguyên vang dội không thể không nhắc đến danh tướng Hoàng Minh Thảo - một nhà cầm quân tài năng, nhà khoa học quân sự đầu ngành của quân đội ta. Tài năng và đức độ của ông được ghi nhận trong lịch sử Việt Nam.
Sau chiến tranh, ông được chỉ định là người đứng đầu những cơ sở đào tạo sĩ quan trung, cao cấp của quân đội. Hàng vạn cán bộ cao cấp, trong đó có hàng trăm tướng lĩnh quân đội đã được đào tạo đều có công lao đóng góp của ông. Trong sư phạm, không chỉ làm công tác quản lý, ông còn trực tiếp lên lớp truyền đạt những tri thức khoa học quân sự sâu rộng, kinh nghiệm thực tiễn tác chiến phong phú.
Là người thầy, ông luôn thể hiện là người có tầm nhìn chiến lược, với tư duy vượt trước. Sớm nhận thấy vai trò của vũ khí công nghệ cao, nhu cầu cần phải chăm lo xây dựng quân đội theo hướng chính quy, hiện đại, ông đã có nhiều ý kiến tham mưu, đề xuất với Đảng, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về đường lối quân sự, quốc phòng, xây dựng quân đội. Năm 1985, trong điều kiện nước nhà còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, tư tưởng bảo thủ còn khá phổ biến ở một số cán bộ, trên cương vị Viện trưởng Học viện Quân sự Cấp cao, ông đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch đưa dần máy tính vào chương trình bồi dưỡng giảng viên và học viên của học viện.
Với trọng trách là Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học Quân sự Bộ Quốc phòng, ông đã trực tiếp tham gia đào tạo, hướng dẫn hàng trăm cán bộ quân đội đạt trình độ tiến sĩ về khoa học và nghệ thuật quân sự. Học viên của ông hầu hết đã trở thành những tướng lĩnh trong quân đội, đảm nhiệm những cương vị quan trọng tại các quân khu, quân đoàn, cơ quan chiến lược của Bộ Quốc phòng.
3 chữ trong mật chỉ Càn Long ban cho Hòa Thân trước khi mất là gì mà khiến hắn xanh mặt khi mở ra?
Hòa Thân coi mật chỉ này là 'kim bài miễn tử' cho đến khi mở ra xem mới 'xanh mặt' vì 3 chữ bên trong đó.
Cây cầu nối Hải Phòng với Quảng Ninh: Gần 2.000 tỷ đồng, tiết kiệm đến 1 tiếng đi phà
Được khởi công từ tháng 5/2022, cầu Bến Rừng bao gồm 2.000 tỷ đồng đầu tư. Trong đó bao gồm 1.100 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, 835 tỷ đồng của TP Hải Phòng và 5,5 tỷ đồng.
Kì lạ bộ tộc chọc thủng màng nhĩ từ bé để có khả năng bơi lặn như ‘người cá’
Người dân nơi đây còn được gọi là những người thợ lặn tài ba, họ có thể lặn dưới độ sâu 60m mà không cần bình dưỡng khí.