Đời sống

Kì lạ bộ tộc chọc thủng màng nhĩ từ bé để có khả năng bơi lặn như ‘người cá’

Người dân nơi đây còn được gọi là những người thợ lặn tài ba, họ có thể lặn dưới độ sâu 60m mà không cần bình dưỡng khí.

Theo lời kể của người dân trong làng, trẻ em Bajau được huấn luyện bơi lội từ khi còn rất nhỏ. Khi trẻ được khoảng 5 tuổi, chúng sẽ được đưa đến một người thầy lặn có kinh nghiệm để thực hiện nghi lễ chọc thủng màng nhĩ. Nghi lễ này được thực hiện bằng cách sử dụng một mũi kim nhọn, được đâm xuyên qua màng nhĩ của trẻ. Quá trình này diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn cho trẻ.

bo-toc-choc-thung-mang-nhi-tu-be-de-co-the-boi-lan-nhu-ca-mot-bo-phan-tren-co-the-lon-bat-thuong-1-wtws-1704359744.jpg
 

Sau khi chọc thủng màng nhĩ, trẻ sẽ được nghỉ ngơi trong vài ngày để vết thương lành lại. Sau đó, chúng có thể bắt đầu tập lặn với sự hướng dẫn của người thầy. Quá trình tập lặn này sẽ kéo dài nhiều năm, cho đến khi trẻ có thể lặn xuống độ sâu và thời gian mà người Bajau mong muốn.

Các nhà khoa học cho rằng việc chọc thủng màng nhĩ có thể giúp giảm áp lực nước trong tai, từ đó giúp người Bajau có thể lặn xuống độ sâu lớn hơn mà không bị đau đớn. Tất nhiên, đi kèm với lợi ích là rủi ro, người Bajau hầu hết đều nặng tai, thậm chí là điếc. Bù lại mắt của họ tinh gấp 2 người thường, có thể quan sát rõ ràng mọi thứ dưới nước.

nguoi-ca-101-1704359758.jpg
 

Đặc biệt, theo nghiên cứu của Melissa Llardo đến từ Trung tâm Geogenetics của Đại học Copenhagen, Đan Mạch, thì lá lách của người Bajau lớn hơn tới 50% so với người Saluan sống trên đất liền ở Indonesia. Từ đó cho thấy tộc người này đã tiến hóa để thích nghi được với môi trường sống của mình. Lá lách lớn hơn đồng nghĩa với việc lượng tế bào hồng cầu dự trữ trong cơ thể sẽ lớn hơn, cung cấp nhiều oxy hơn cho con người khi ở dưới nước.

bo-toc-choc-thung-mang-nhi-tu-be-de-co-the-boi-lan-nhu-ca-mot-bo-phan-tren-co-the-lon-bat-thuong-2-1704359750.jpg
 

Vì sống nhờ nước nên người Bajau đã tự hình thành một cộng đồng bán du mục trên vùng biển. Họ chủ yếu ăn cá và chuối, chống nắng bằng cách trộn tinh bột sắn với nước, lá khô rồi bôi lên mặt. Trải qua khoảng thời gian dài gắn bó với đại dương nên người Bajau không thuộc bất cứ quốc gia nào, nói cách khác họ không có quốc tịch, không có quyền công dân, cũng không có các phúc lợi xã hội như những người bình thường.