Đời sống

Chùa Cầu – công trình ‘hot’ nhất Hội An lúc này do ai xây dựng? Là ‘chùa’ nhưng không thờ Phật

Sau hơn 400 năm tồn tại, trải qua nhiều đợt tu sửa, diện mạo mới đây của chùa Cầu sau khi tu sửa gây tranh cãi

Chùa Cầu, hay còn được biết đến với tên gọi là "Cầu Nhật Bản," là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng và đặc sắc tại Hội An, Đà Nẵng. Nằm ở trung tâm phố cổ Hội An, Chùa Cầu không chỉ là biểu tượng của thành phố mà còn là di sản văn hóa quý giá, phản ánh sự giao thoa văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Chùa Cầu được xây dựng vào khoảng cuối thế kỉ 16 – đầu thế kỷ 17 trong giai đoạn mà Hội An là một trong những cảng thương mại quan trọng nhất của Đông Nam Á. Công trình này được xây dựng bởi cộng đồng người Nhật sinh sống tại Hội An, nhằm mục đích tạo ra một địa điểm ‘trấn yểm’ 1 con quái vật giống như con rồng. Theo đó, chùa Cầu được xem là sống lưng của con cù - một quái vật giống như con rồng, đầu ở tận Ấn Độ, đuôi ở đất Phù Tang (Nhật Bản). Mỗi lần nó quẫy đuôi là nước Nhật bị động đất dữ dội. Vì thế, họ dựng lên Chùa Cầu coi như yểm thanh kiếm xuống huyệt lưng con cù, mong trừ tai họa cho người dân Nhật Bản, theo Trung tâm lưu trữ quốc gia IV.

hoi-an1-3395-1722159038

Chùa Cầu là một công trình kiến trúc độc đáo với sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố văn hóa Nhật Bản và Việt Nam. Cầu có hình dạng một cây cầu gỗ được xây dựng bắc qua một con lạch nước sâu chảy ra sông. Giữa cầu là lối thẳng cho xe ngựa qua lại, hai bên là hai lối cuốn lưng lừa dành cho khách bộ hành. Mặt chính của chùa hướng ra bờ sông Hoài. Chùa và cầu đều được sơn son và chạm trổ với nhiều họa tiết đẹp mắt.

4513867063639930967319651241972280347247990n-1849-1722258530994-17222585318811459044105

Gọi là ‘chùa’ thế nhưng trên thực tế Chùa Cầu không thờ Phật mà thờ hần Bắc Đế Trấn Vũ - một vị thần trong Đạo giáo của Trung Quốc chuyên trị phong ba, lũ lụt, bảo hộ xứ sở, đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Ở Hội An, Huyền đế (tức Bắc Đế Trấn Vũ) được người Hoa thờ ở vị trí trung tâm của chánh điện. Tượng của ngài được tạc bằng gỗ mít, không sơn màu, cao 0,5 m, phong thái uy nghi, khuôn mặt vương vức nghiêm nghị, ngực ưỡn về phía trước, đầu đội mũ, chân để trần, thân mặc một chiếc áo dài buông xuống sát đất, bên ngoài mặc áo giáp, bụng đeo một vòng đai.

Hàng năm, Chùa Cầu đón hàng trăm nghìn lượt du khách ghé thăm. Hơn 400 năm tồn tại, Chùa Cầu chịu tác động của nhiều yếu tố về thời gian, môi trường tự nhiên nên di tích đã bị hư hại khá nhiều và đã nhiều lần được trùng tu, sửa chữa. Mới đây, diện mạo mới của chùa Cầu sau 2 năm trùng tu với số tiền đầu tư 20 tỷ đã gây tranh cãi. Nhiều người cho rằng diện mạo mới của Chùa Cầu “quá trẻ” làm mất đi nét cổ kính vốn có của Chùa Cầu. Tiếp thu ý kiến của dư luận, ngày 30/7, Chủ tịch UBND TP Hội An (Quảng Nam) đã giao cho Đơn vị thi công điều chỉnh lại màu sơn để cho Chùa Cầu bớt ‘mới’ hơn. Cụ thể, TP.Hội An sẽ giữ nguyên màu sắc chính của chùa Cầu, chỉ xử lý lại một số chi tiết nhỏ ở đà gỗ và dầm trắng dưới lan can chùa Cầu.

20-17223985942081310622774-1722404225760-1722404226014563052775-1722417340261-17224173404482053900994

base64-17220395388991074967290_11zon

Chùa Cầu sẽ chính thức mở cửa khánh thành vào ngày 3/8 tới và sẽ tiếp tục đón khách du lịch.