Nguy cơ bùng dịch khi Nghệ An, Bắc Giang liên tiếp ghi nhận ca nhiễm bạch hầu, người lớn có cần tiêm vắc xin?
Tiêm vắc xin bạch hầu đối với người lớn như thế nào? Người lớn cần tiêm bao nhiêu mũi vắc xin bạch hầu? Tiêm Vắc xin rồi có khả năng lây nhiễm nữa không? Là những câu hỏi được đặt ra ngay lúc này của nhiều người.
Những ngày vừa qua, thông tin về ca bệnh tử vong vì nhiễm bạch hầu ở Nghệ An sau đó lây sang cho 1 ca bệnh ở Nghệ An khiến nhiều người lo lắng. Điều tra dịch tễ cho thấy 119 người ở Nghệ An có tiếp xúc với ca bệnh từ lúc khởi phát bệnh cho đến lúc tử vong và 15 người ở Bắc Giang tiếp xúc với ca nhiễm bệnh.
Bệnh bạch hầu được liệt vào danh sách những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, bất cứ ai cũng có thể lây bệnh nếu tiếp xúc với người bệnh hoặc mầm bệnh.
Từ tháng 8/2023, bệnh bạch hầu diễn biến phức tạp tại các tỉnh phía Bắc, với 20 ca nhiễm, 3 ca tử vong (tính đến cuối năm ngoái). Năm 2020, dịch bạch hầu bùng phát tại các tỉnh Đăk Lăk, Kon Tum, Bình Phước… với 5 ca tử vong, 200 ca mắc. Những năm gần đây, một số tỉnh, thành ở Việt Nam xuất hiện rải rác các ca bạch hầu, đặc biệt người chưa được tiêm nhắc hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng.
Để tránh được những rủi ro của căn bệnh bạch hầu mang lại, ai cũng cần tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu.
Theo đó, đối với người lớn tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin có chứa thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất. Mũi thứ 1 tiêm càng sớm càng tốt, mũi thứ 2 tiêm cách mũi thứ 1 tối thiểu 4 tuần, mũi thứ 3 tiêm cách mũi thứ 2 tối thiểu là 6 tháng. Sau ssos tiêm nhắc lại 2 mũi vắc xin có chứa thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất (vắc xin bạch hầu nguyên liều hoặc vắc xin bạch hầu giảm liều). Các mũi tiêm nhắc lại cách nhau tối thiểu 1 năm.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng hướng dẫn cách phòng bệnh bạch hầu như sau: Tất cả những người bệnh nghi bạch hầu phải được cách ly cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn 2 lần âm tính. Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh.
Rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, những đồ dùng của người bệnh phải được sát khuẩn, khử trùng. Với những người tiếp xúc với mầm bệnh cần được xét nghiệm và theo dõi trong vòng 7 ngày.