Đời sống

Gia đình hiếm hoi 3 cha con cùng tham gia xây dựng Lăng Bác: Cha biết 3 thứ tiếng, con làm Trung tá quân đội

Gia đình hiếm hoi 3 cha con cùng tham gia xây dựng Lăng Bác: Cha biết 3 thứ tiếng, con làm Trung tá quân đội

Dù hơn 50 năm trôi qua, bà Sơn vẫn tự hào, vinh dự khi cả gia đình bà có 3 người cùng tham gia xây dựng Lăng Bác. Đây là những kỉ niệm không thể nào quên đối với bà và gia đình. 

Trong số hàng vạn người đã tham gia xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, có một gia đình đặc biệt khi có đến 2 thế hệ cùng chung tay góp sức. Đó là gia đình của ông Nguyễn Văn Bé sinh năm 1912. Ông Bé thông thạo 3 thứ tiếng Tiếng Anh, Tiếng Pháp, tiếng Nga. Sau khi trở về từ Lào năm 1946, ông Bé làm Trưởng Công chánh Quảng Nam, Đà Nẵng, nhưng khi đất nước phát động phong trào xây dựng Lăng Bác, ông Bé đã sẵn sàng tình nguyện tham gia. Năm 1952, ông tập kết ra Bắc, năm 1954 ông đón cả nhà ra Hà Nội.

base64-17159856966291668578018_11zon

Bà Nguyễn Thị Thanh Sơn (80 tuổi) bên cạnh chồng kể về những kỷ niệm khó quên khi 3 cha con cùng xây dựng Lăng Bác. 

Với tấm bằng kĩ sư thủy lợi từ Liên Xô về, cộng với khả năng ngoại ngữ tốt và từng xây dựng các công trình thủy điện Bàn Thạch (Thanh Hóa), thủy điện Thác Bà (Yên Bái), ông Bé được nhận lệnh làm Phó trưởng Ban chỉ huy CT.75808 (mật danh xây dựng công trình Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh). Sau đó, con trai của ông Bé là ông Nguyễn Cát Thạch và bà Nguyễn Thị Thanh Sơn cũng được điều về xây dựng Lăng Bác cùng ông. Vậy là cả 3 cha con cùng sát cánh bên nhau xây dựng Lăng Bác. Ông Thạch khi ấy làm ở bộ phận xây dựng còn bà Sơn là trung tá quân đội ở bộ phận lắp đặt hệ thống thông tin.

xay-lang-bac-ho-5-17159848071381371009629_11zon

Bà Nguyễn Thị Thanh Sơn (trái), ông Nguyễn Văn Bé (giữa) và con trai tham gia xây dựng Lăng Bác.

Những ngày xây dựng Lăng Bác, ông Nguyễn Văn Bé đã dành tâm huyết ghi lại cuốn nhật ký với nhiều nội dung. Trong nhật ký có đoạn: “Ban phụ trách là đồng chí Đỗ Mười, Phùng Thế Tài, Vũ Kỳ… Ngày 2/9 năm 1973 khởi công đào móng xây dựng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, 27/10 đổ mẻ bê tông đầu tiên… ngày 1/7 năm 1975 bàn giao phòng thi hài C5 cho y tế, ngày 19/7 năm 1975 đón Bác về, 19/8 năm 1975 nghiệm thu quốc gia và đến 29 tháng 8 năm 1975 khánh thành… Về số lượng công nhân làm việc năm 1973 là 352 người, năm 1974 là 1.480 người, năm 1975 là 1.311 người, trong 2 năm cuối dù thi công ồ ạt nhưng không xảy ra tai nạn lao động chết người nào"…

xay-dung-lang-bac-17159848066591468408819_11zon

Hình ảnh hiếm khi xây dựng Lăng Bác.

Theo nhật ký ông Bé để lại, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh được xây dựng theo 4 phương châm: Dân tộc, hiện đại, trang nghiêm, giản dị. Cấu trúc Lăng được chia làm 3 phần: Phần nền xây kiểu bệ tam cấp theo phong cách cổ truyền của kiến trúc Việt Nam; phần thân Lăng cả 4 mặt đều có cột để tạo ra các khoảng trống tựa như các gian của những ngôi nhà 5 gian ở các miền quê Việt Nam; phần mái Lăng hình vát giật tam giác gợi lên nét kiến trúc cổ kính đình chùa.

xay-lang-bac-1715985006714199002178_11zon

Rất đông các 'chiến sĩ' chung tay góp sức xây dựng Lăng Bác.

Lăng có hình vuông, mỗi cạnh 30m, cửa quay sang phía đông, hai phía nam và bắc có hai lễ đài dài 65m dành cho khách trong những dịp lễ lớn. Trước Lăng là Quảng trường Ba Đình với một đường dành cho lễ diễu binh, duyệt binh và một thảm cỏ dài 380m chia thành 240 ô vuông cỏ...

Dù là viết nhật ký hàng ngày, song ông Nguyễn Văn Bé không hề viết về bản thân nhiều mà chủ yếu viết về những điều đặc biệt trong quá trình xây Lăng Bác. Nhật ký của ông như là 1 ‘di sản’ để lại cho con cháu sau này mãi ghi nhớ và tự hào. Sau hơn 50 năm, bà Sơn cùng các con cháu vẫn luôn tự hào khi gia đình mình có 3 người được chọn để tham gia xây dựng Lăng Bác.