Đời sống

Gia đình duy nhất của Việt Nam có 3 cha con cùng nhận giải thưởng Hồ Chí Minh: 2 người làm tướng tài giỏi kiệt xuất

Gia đình duy nhất của Việt Nam có 3 cha con cùng nhận giải thưởng Hồ Chí Minh: 2 người làm tướng tài giỏi kiệt xuất

Trong lịch sử Giải thưởng Hồ Chí Minh tính đến nay, chỉ duy nhất một gia đình có tới 3 người vinh dự được trao giải. 3 thế hệ, 1 dòng họ, 1 tâm huyết đưa nền y học Việt Nam phát triển. 

Trong lịch sử giải thưởng Hồ Chí Minh, có một câu chuyện đặc biệt về một gia đình, nơi mà 3 thế hệ cùng được vinh danh với những đóng góp xuất sắc cho khoa học và y tế. Đó chính là gia đình của Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Lê Thế Trung. Với những thành tựu vượt bậc trong lĩnh vực ghép tạng và bỏng, GS. Lê Thế Trung cùng hai con trai đã trở thành biểu tượng cho sự tận tụy, tài năng và truyền thống y học của một dòng họ.

GS.TSKH Lê Thế Trung (SN 1928-2018) nguyên Giám đốc Học viện Quân y, ông được biết đến là 1 nhà khoa học đầu ngành, cũng là người đặt nền móng cho chuyên ngành Y học thảm họa của Việt Nam.

chuyen-hy-huu-mot-gia-dinh-co-2-vi-tuong-trong-nganh-y-3-cha-con-nhan-giai-thuong-ho-chi-minh

GS.TSKH Lê Thế Trung lúc sinh thời. 

Sinh ra và lớn lên trong những năm tháng đất nước còn đầy khó khăn, vốn xuất thân từ công nhân ngành in, nhưng trước cảnh đất nước chiến tranh, cậu học trò yêu nước Lê Thế Trung đã gia nhập Vệ quốc đoàn, theo học 1 khóa y tá Vệ quốc đoàn, sau đó theo học lớp y sĩ khóa 1 của Trường Quân y sĩ Việt Nam, Liên khu Việt Bắc.

Trong kháng chiến chống Pháp, bác sĩ Lê Thế Trung luôn trăn trở làm sao để tìm ra cách giúp giảm thương vong nhiều nhất cho các chiến sĩ. Ông được mệnh danh là ‘phù thủy; chữa bỏng với biệt tài xử trí vết thương do bỏng nhanh, giúp các chiến sĩ giảm đau đớn, hạn chế thấp nhất thương vong. Năm 1968, ông trực tiếp vào chiến trường Khe Sanh nghiên cứu về ngoại khoa trong chiến tranh và hoàn thành công trình “Nghiên cứu về tổn thương do sóng nổ, xử trí ngoại khoa và bỏng chấn thương, ghép da tự thân tại chiến trường”.

Năm 1972, khi được cử làm luận án phó tiến sĩ y học tại Liên Bang Nga (Liên Xô cũ), GS.TSKH Lê Thế Trung đã chọn nghiên cứu đề tài “Nhiễm khuẩn mủ xanh trong bỏng”.

Lúc ông trở về cũng là lúc đất nước hoàn toàn giải phóng, ông cùng các đồng nghiệp xây dựng Trường Đại học quân y (nay là Học viện Quân y) và bệnh viện thực hành Bệnh viện 103. Năm 1981, ông được phong hàm Phó Giáo sư, năm 1982, được phong hàm Giáo sư; năm 1986, ông bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ khoa học tại Học viện Quân y Kyrov (Liên bang Nga). Năm 1988, trên cương vị Giám đốc Học viện Quân y, ông được phong quân hàm Thiếu tướng.

Ông đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu y học hiện đại vào thực tiễn tại Việt Nam. Những đóng góp của ông trong lĩnh vực ghép tạng và bỏng đã mở ra một chương mới cho y học Việt Nam. Ca ghép thận đầu tiên thành công ở Việt Nam vào năm 1992 do GS.TSKH Lê Thế Trung chỉ đạo chính.

chuyen-hy-huu-trong-gia-dinh

GS.TSKH Lê Thế Trung và ê kip vui mừng sau 1 ca ghép tạng thành công. 

Năm 2024, ca ghép gan đầu tiên tại Việt Nam diễn ra thành công cũng do GS.TSKH Lê Thế Trung cùng các đồng nghiệp thực hiện. Đến nay, việc ghép tạng đã được nhân rộng ra ở nhiều bệnh viện trong cả nước, với những thể loại phức tạp hơn, như: ghép tim, ghép phổi, ghép đa tạng...

Nối tiếp sự nghiệp của cha, Thiếu tướng, GS. Lê Trung Hải, con trai cả của GS.TSKH Lê Thế Trung cũng là 1 trong những chuyên gia hàng đầu về ghép tạng ở nước ta hiện nay. Trải qua khó khăn cùng các chiến sĩ ở biên giới phía Bắc từ những ngày đầu khi mới tốt nghiệp Đại học Quân y, bác sĩ trẻ Lê Trung Hải đã tích lũy được nhiều kiến thức, thực hành thực tiễn, ông đã mang lại sự sống cho nhiều bệnh nhân nặng. Năm 1993, GS: Tôn Thất Bách cùng với 2 chya con GS.TSKH Lê Thế Trung và GS. Lê Trung Hải đã thực hiện thành công ca ghép thận cho nguyên Bí thư Thị ủy Đông Hòa (Phú Yên)

Với những đóng góp to lớn cho ngành y học Việt Nam, năm 2005, 2 cha con GS.TSKH Lê Thế Trung và con trai - GS.TS Lê Trung Hải có tên trong danh sách được vinh danh nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ dành cho Cụm công trình ghép tạng. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giải thưởng Hồ Chí Minh có điều này.

chuyen-hy-huu-trong-gia-dinh-1

GS.TSKH Lê Thế Trung (trái), GS. Lê Trung Hải (phải) nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2005.

Năm 2010, người con trai út của GS.TSKH Lê Thế Trung là Đại tá, Thạc sĩ Lê Trung Thắng, Phó trưởng phòng Khoa học Quân sự kiêm Trưởng ban Công nghệ thông tin Học viện Quân y cũng vinh dự được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Công nghệ, với vai trò đồng tác giả Cụm công trình Kết hợp Quân dân y. Đây là điều hy hữu và đặc biệt khi có 3 cha con trong một gia đình cùng nhận được giải thưởng cao quý này.

chuyen-hy-huu-mot-gia-dinh-co-2-vi-tuong-trong-nganh-y

                          Đại gia đình GS.TSKH Lê Thế Trung đều công tác trong ngành y. 

Không chỉ có hai thế hệ cha con, gia đình GS. Lê Thế Trung còn có những thành viên trẻ tuổi tiếp tục theo đuổi sự nghiệp y học. Dù mỗi người chọn 1 hướng đi khác nhau nhưng tất cả đều chung 1 niềm đam mê với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng.