Đời sống

Chân dung ‘bà tướng Việt Minh’ 2 tay 2 súng bắn trăm phát trăm trúng, quân địch treo thưởng 2 vạn bạc Đông Dương để bắt

Chân dung ‘bà tướng Việt Minh’ 2 tay 2 súng bắn trăm phát trăm trúng, quân địch treo thưởng 2 vạn bạc Đông Dương để bắt

 

Bà là hậu duệ đời thứ 21 của Trạng nguyên, nhà toán học nổi tiếng Lương Thế Vinh, được gọi ‘người đàn bà Giời’ nhảy qua nóc nhà, phi ngựa như bay, 2 tay 2 súng bắn bách phát bách trúng, quân địch treo thưởng 2 vạn bạc Đông Dương để bắt bà cho bằng được nhưng vãn thất bại. 

Bà Hà Thị Quế (1921-2012), tên thật là Lương Thị Hồng, quê ở xã Lũ Phong, tổng Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình (nay là xã Quỳnh Lưu, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình). Bà là hậu duệ đời thứ 21 của Trạng nguyên, nhà toán học nổi tiếng Lương Thế Vinh.

Là 1 người phụ nữ nhỏ bé nhưng lại mang trong mình niềm khát khao hòa bình và sự căm ghét với quân địch lớn. Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước vẫn còn chiến tranh, ngay từ khi còn tuổi thiếu niên bà Hà Thị Quế đã giúp đưa thư và báo, mời họp, dự những buổi học chữ, buổi nghe nói chuyện về truyền thống đấu tranh của dân tộc, về cách mạng Nga… Ý chí đấu tranh cho độc lập dân tộc của bà cũng bắt đầu nhen nhóm từ đó.

i-ex-cdn-com-chatluongvacuocsong-vn-files-content-2024-05-09-_ba-ha-thi-que-doc-tham-luan-tai-hoi-nghi-hoi-dong-phu-nu-dan-chu-quoc-te-hop-tai-gio-ne-vo-thuy-si-nam-1955-2248-1137

Bà Hà Thị Quế phát biểu tại 1 buổi họp. 

Năm 1941, bà Quế được kết nạp vào Đảng và được điều về Thái Bình tham gia Ban cán sự Đảng bộ ở tỉnh, phụ trách 2 huyện Kiến Xương và Tiền Hải, đồng thời lo cả phong trào cho tỉnh Nam Định. Sau đó khoảng tháng 7/1944, bà chuyển về Bắc Giang và tham gia Ban cán sự Đảng của tỉnh, phụ trách 2 huyện Yên Thế, Việt Yên và 1 phần huyện Lạng Giang.

Cũng tại nơi đây, bà được đặt người dân gọi là ‘nữ tướng Việt Minh’ với tinh thần quả cảm sắt đá, dám chống lại tên tri phủ ngông nghênh muốn dập tắt hoạt động của Việt Minh. Bà Hà Thị Quế, người phụ nữ nhỏ bé đã trực tiếp chỉ huy trận đánh trấn áp tên tri phủ này. Trên tay 1 khẩu súng lục, 3 khẩu súng trường và còn lại là súng kíp, mã tấu và kiếm, quân ta chờ ở 1 địa điểm thích hợp chờ thời cơ hành động. Tên tri phủ ngay khi bước xuống xe đã bị lực lượng ta bắn trúng tay, hắn bị bắt, quân tâ lập tòa án nhân dân và trị tội tên tri phủ. Tiếp sau đố, bà Hà Thị Quế chỉ huy lực lượng tự vệ chiến đấu, bao vây con đường chính của huyện, chiếm đồn Yên Thế. Huyền thoại “hai tay cầm hai súng, cưỡi ngựa cướp đồn Yên Thế” và danh xưng “bà tướng Việt Minh” có từ sau sự kiện này. Không chỉ vậy, bà Quế còn nổi tiếng với biệt tài đánh phỉ, bắt cướp. Bà đã chỉ huy lực lượng tự vệ bắt và xử 3 tên cướp ở vùng Bố Hạ, Yên Lý, Cao Thượng.

Dân chúng ở Bắc Giang còn có câu nói truyền miệng về huyền thoại ‘bà tướng Việt Minh’: “Đây là người đàn bà nhà Giời nên rất giỏi, nhảy qua nóc nhà, phi ngựa như bay, hai tay hai súng bắn trăm phát trăm trúng”. Thời điểm đó, quân địch do thám được hình ảnh nữ tướng Hà Thị Quế và đã treo thưởng 2 vạn bạc Đông Dương cho ai bắt được bà, thế nhưng cuối cùng chúng vẫn thất bại.

i-ex-cdn-com-chatluongvacuocsong-vn-files-content-2024-05-09-_khau-sung-luc-st-etienne-cua-ba-ha-thi-que-1849-1136

Khẩu súng lục ST - ÉTIENNE của bà Hà Thị Quế. Ảnh: Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.

Với thành tích lớn như vậy, bà Hà Thị Quế là đại biểu nữ duy nhất của Bắc Giang được cử đi dự Quốc dân Đại hội Tân Trào diễn ra tại đình Tân Trào (Tuyên Quang) vào chiều 16/8/1945. Để ghi nhớ chiến công dũng cảm vô song và đầy mưu lược của “Nữ tướng Việt Minh” trước Cách mạng tháng Tám, tại chùa Nam Thiên (thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên, Bắc Giang) hiện có tấm bia lớn khắc đậm nét hai câu: Yên Thế lừng danh Hà Thị Quế, Nhã Nam bất khuất anh hùng”.

i-ex-cdn-com-chatluongvacuocsong-vn-files-content-2024-05-09-_ba-ha-thi-que-1133

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và bà Hà Thị Quế tại huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang (năm 1995). Ảnh do gia đình nhân vật cung cấp/Báo QĐND.

Sau khi cách mạng Tháng 8 thành công, bà Hà Thị Quế giữ nhiều trọng trách quan quan trọng như Thường vụ tỉnh ủy Bắc Giang, Thường vụ tỉnh ủy Bắc Ninh phụ trách 2 huyện Gia Lâm, Thuận Thành. Cuối năm 1947, bà được bầu làm Bí thư Phụ nữ Liên khu 10. Cuối năm 1949, bà được đều về Phụ nữ Trung ương phụ trách các mặt công tác của Hội như kiểm tra, công tác phong trào cách mạng, nghiên cứu… Năm 1953, bà được cử làm trưởng đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Quốc tế Thế giới bảo vệ thiếu nhi ở Áo. Năm 1960, bà được bầu làm Ủy viên Trung ương Đảng, Phó ban Kiểm tra của Đảng và được bầu làm Phó Chủ tịch Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam một năm sau đó.

i-ex-cdn-com-chatluongvacuocsong-vn-files-content-2024-05-09-_ba-nguyen-thi-thap-ba-nguyen-thi-dinh-ba-ha-thi-que-va-ba-le-thi-xuyen-tai-dai-hoi-phu-nu-toan-quoc-lan-thu-v-nam-1982-3700-1134

Từ trái sang phải: bà Nguyễn Thị Thập, bà Nguyễn Thị Định, bà Hà Thị Quế và bà Lê Thị Xuyến tại Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ V, năm 1982. Ảnh: Bảo tàng phụ nữ Việt Nam.

Được sự tín nhiệm của nhân dân, bà Hà Thị Quế 5 lần liên tiếp được bầu làm Đại biểu Quốc hội từ khóa II ngày 8/5/1960 đến hết khóa VI ngày 28/4/1981. Sau khi đất nước thống nhất, bà Quế giữ chức Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Năm 2012 bà qua đời, tuy nhiên hình ảnh người phụ nữ vững vàng, xông xáo, quả cảm vẫn mãi in dấu trong lịch sử, là tấm gương sáng để thế hệ sau noi theo.