Loại vữa ‘thần thánh’ giúp Vạn Lý Trường Thành trụ vững hàng nghìn năm không sụp đổ, ngày nay hiếm ai biết
Vạn Lý Trường Thành là một trong những kỳ quan thế giới nổi tiếng nhất, được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN đến thế kỷ 16. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Vạn Lý Trường Thành vẫn đứng vững, là biểu tượng của sức mạnh và sự kiên cường của người Trung Hoa.
Một trong những yếu tố quan trọng giúp Vạn Lý Trường Thành đứng vững là loại vữa được sử dụng để xây dựng. Vữa thông thường thường không đủ bền để chịu được các tác động của thời tiết, động đất và các yếu tố khác. Tuy nhiên, vữa được sử dụng để xây dựng Vạn Lý Trường Thành lại có độ bền cao hơn nhiều.
Theo đó, người Trung Quốc cổ đại đã tạo ra vữa bằng cách trộn súp bột gạo nếp với đá vôi đã được nung nóng ở nhiệt độ cao, cho thêm nước và các thành phần khác. Bột gạo nếp là thành phần chính của vữa, tạo cho vữa độ dẻo và khả năng chống thấm nước tốt. Vôi giúp vữa kết dính và cứng lại. Các nguyên liệu khác giúp vữa thêm bền và dẻo dai.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, vữa gạo nếp có độ bền gấp 2 đến 3 lần so với vữa thông thường. Vữa này cũng có khả năng chống thấm nước tốt, giúp bảo vệ các viên gạch khỏi bị hư hại do nước mưa.
Các kiến trúc sư và kỹ sư thời nhà Minh của Trung Quốc đã sử dụng công thức vữa này trong việc xây dựng nhiều công trình kiến trúc quan trọng của nhà nước. Bên cạnh Vạn Lý Trường Thành, vữa gạo nếp cũng được sử dụng để xây dựng những công trình khác như những bức tường thành, chùa và lăng mộ nhỏ hơn.
Hiện nay, những công trình này vẫn còn nguyên vẹn. Thậm chí những ngôi mộ được xây dựng từ thời nhà Minh được khai quật dù đã sử dụng đến cuốc, xẻng hay máu ủi, máy xúc nhưng vẫn gặp khó khăn khi phá dỡ vì tường quá chắc.
Tiến sĩ Trương Bính Kiến và một nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Chiết Giang đã điều tra thành phần hóa học của vữa thời nhà Minh để tìm hiểu. Họ đã dựa vào phân tích hóa học và kính hiển vi điện tử quét để đưa ra một kết luận hấp dẫn. Sức mạnh huyền thoại của vữa gạo nếp đến từ amylopectin.
Theo đó, khi amylopectin - phần hữu cơ của công thức vữa - tiếp xúc với canxi cacbonat - phần vô cơ - sẽ tạo nên một loại vữa có độ kết dính siêu việt. Loại vữa trộn bột gạo nếp này kết dính những viên gạch chặt đến nỗi ở nhiều chỗ cỏ dại cũng không thể phát triển được dù rất nhiều năm tháng đã trôi qua. Đây chính là thành phần bí mật của loại vữa cơm nếp, tạo nên công trình Vạn Lý Trường Thành vẫn sừng sững đến ngày nay.
8 chữ hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc viết trong thư đã 'cứu' Vạn Lý Trường Thành không bị phá hủy, đó là 8 chữ gì?
Không thể phủ nhận sự tồn tại của Vạn Lý Trường Thành đến tận ngày nay một phần có công 'bảo vệ' của hoàng đế Phổ Nghi.