Đời sống

8 chữ hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc viết trong thư đã 'cứu' Vạn Lý Trường Thành không bị phá hủy, đó là 8 chữ gì?

Vạn Lý Trường Thành là một trong nhữngcông trình  kiến trúc ấn tượng nhất trong lịch sử nhân loại nói chung và Trung Quốc nói riêng. Vào năm 1987, UNESCO đã công nhận Vạn Lý Trường Thành là Di sản thế giới, nơi đây cũng trở thành điểm đến ai cũng muốn ghé thăm nếu có dịp tới xứ sở tỷ dân. 

Vẻ đẹp hùng vĩ của Vạn Lý Trường Thành ngày nay

Vạn Lý Trường Thành được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, sở hữu chiều dài kỷ lục hơn 20.000 km kéo dài từ Đông sang Tây. Nó từng là thành lũy kiên cố bảo vệ Trung Hoa khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Trải qua bao nhiêu cuộc chiến vẫn hiên ngang đứng vững, ấy vậy mà thời kì Nhật Bản xâm lược Trung Quốc đã có ý định phá hủy Vạn Lý Trường Thành để chiếm đóng khu vực Hoa Bắc Trung Quốc.

Hoàng đế Phổ Nghi

Giữa lúc công trình kì vĩ của quốc gia bị đe dọa, một người đã đứng ra "giải vây", đó chính là Phổ Nghi. Phổ Nghi (1906 - 1967) là vị vua thứ 12 và là vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh nói riêng và của chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc nói chung. Dù chỉ là vua bù nhìn, không nắm thực quyền nhưng ông vẫn ý thức được việc giữ gìn di sản của dân tộc. Nghe tin quân Nhật định phá hủy Vạn Lý Trường Thành, ông liền viết bức thư với 8 chữ "Trường Thành nhược hủy, cộng vinh tất bại" (hàm ý nếu Vạn Lý Trường Thành bị phá hủy, thì hợp tác thịnh vượng sẽ thất bại). 

Trong bức thư, vị vua này cũng đưa ra những lý lẽ vô cùng sắc bén. Ông nhấn mạnh rằng Vạn Lý Trường Thành là nền tảng của dân tộc Trung Hoa. Việc quân Nhật phá hủy bức tường thành này cũng đồng nghĩa với việc khơi dậy sự giận dữ trong lòng dân, dẫn đến sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân Trung Quốc. Hậu quả của hành động này tuyệt đối sẽ tác động tiêu cực đến sự cai trị của Nhật Bản ở Trung Quốc. Quả thực sau bức thư này, phía quân đội Nhật Bản đã hủy bỏ kế hoạch nổ tung Vạn Lý Trường Thành, nhờ vậy mà công trình này đã được bảo tồn đến tận ngày nay.

 

2 báu vật trấn yểm giấu ở nơi bí mật trong phủ Hòa Thân: 1 món hoàng đế không dám đụng, 1 món xa hoa không gì sánh bằng

Sự xuất hiện của 2 báu vật độc nhất vô nhị trong phủ Hòa Thân càng khẳng định vị thế cao của hắn cùng sự giàu có 'vượt mặt' cả bậc đế vương.