Món đồ Hòa Thân sáng chế khiến Càn Long hài lòng tán thưởng, ngày nay được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới
- 3 loại tiền Hòa Thân không bao giờ tham ô, chẳng trách cả đời là tham quan vẫn được Càn Long trọng dụng
- Choáng váng khi quy đổi tài sản của Hòa Thân ra tiền hiện đại: Lọt top 3 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc do Forbes xếp hạng
- 'Đệ nhất tham quan' Hòa Thân làm thế nào để giấu cả 'núi vàng núi bạc' trong phủ mà không sợ mất cắp?
Hòa Thân (1750 - 1799) là quan đại thần nổi tiếng bậc nhất trong triều Mãn Thanh thời vua Càn Long nói riêng và lịch sử Trung Quốc nói chung. Y tuy gia thế không hiển hách song cũng thuộc gia tộc quân công, là công tử Mãn Châu. Tham gia thi cử nhưng bị trượt, Hòa Thân vào cung làm thị vệ, dần leo lên vị trí trọng yếu của triều đình.
Nói Hòa Thân là "nịnh thần" không sai nhưng không ai có thể phủ nhận việc hắn trở thành người mà Càn Long trọng dụng nhất phần lớn còn nhờ vào sự khôn khéo, thông minh của mình. Không chỉ giúp vua lo liệu chuyện ngoại giao, tài chính, y còn sáng chế ra một món đồ gia dụng mà đến ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới, đặc biệt là ở châu Á, đó là nồi lẩu.
Vào năm 1785, hoàng đế Càn Long quyết định tổ chức Thiên tẩu yến để thết đãi người già trên 65 tuổi ở khắp cả nước, có thể xem là sự tri ân của đế vương đến trưởng lão của đất nước. Nhiều người không quản đường xá xa xôi đến cung điện của vua để được tham quan hoàng cung xa hoa, diện kiến dung nhan hoàng đế. Theo thống kê, số lượng người tham gia buổi tiệc lên tới hơn 3.900 người với hơn 800 mâm tiệc. Dù đã sắp xếp nơi ở ổn thỏa, bày biện các món ăn ngon nhưng Càn Long sau đó vẫn không vui. Ngài cảm thấy khó chịu khi chứng kiến những cụ già phải ngồi ăn trong giá lạnh, không thể ăn do thức ăn quá nguội và cứng.
Hòa Thân khi đó là người đứng đầu phủ Nội Vụ được Càn Long giao trọng trách giải quyết vấn đề này. Để xử lý vấn đề đồ ăn nguội, cứng, Hòa Thân nghĩ ngay tới món thịt dê nhúng. Món này vốn do đầu bếp của Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt sáng tạo ra trong quá trình dẫn quân xuống phía Nam. Vì tình hình chiến sự cấp bách, không kịp làm thịt dê hầm, cũng không thể để quân đem bụng đói đi đánh trận, lại bị Hốt Tất Liệt thúc giục, đầu bếp khi đó đã nghĩ ra việc thái thịt dê thành từng lát mỏng, cho vào trong nước sôi rồi rắc thêm muối. Không ngờ ai nấy đều rất thích món ăn này vì vừa chế biến nhanh, lại giữ được độ tươi ngon, mềm ngọt của thịt.
Tuy nhiên, phục vụ trong bàn tiệc không thể giống như phục vụ cho chiến sĩ ngoài chiến trường được. Hòa Thân đã sáng tạo ra kiểu nồi lẩu có phần bụng đựng than ở giữa, vành đựng thức ăn xung quanh và một ống khói giữa nồi. Khi ăn chỉ cần cho than hồng vào cái ống khói giữa nồi, thổi gió từ dưới lên khiến cho than cháy đỏ, tạo ra sức nóng sẽ khiến cho nước lẩu nhanh sôi, đồ ăn nóng nhưng người ngồi ăn không bị khói ám vào người. Các món nhúng lẩu cũng được Hòa Thân bổ sung thêm nhiều loại thịt, rau củ, nước lẩu cũng được nêm nếm sao cho ngon và hấp dẫn nhất có thể.
Trong buổi Thiết tẩu yến thứ hai, vua Càn Long thết đãi hơn 1.550 nồi lẩu lẩu thịt gà, thịt dê và nấm Khẩu Bắc. Hàng ngàn người tham gia đều được thưởng thức đồ ăn nóng hổi, tươi ngon, lại quây quần bên nhau vô cùng ấm cúng. Khung cảnh này khiến Càn Long vô cùng hạnh phúc và hài lòng, sự tin tưởng dành cho Hòa Thân cũng tăng thêm một bậc. Kể từ đó, nồi lẩu do Hòa Thân thiết kế được lan truyền rộng rãi trong dân gian và được sử dụng cho đến tận bây giờ, trở thành nét văn hóa đặc trưng trong ẩm thực Trung Quốc.
3 loại tiền Hòa Thân không bao giờ tham ô, chẳng trách cả đời là tham quan vẫn được Càn Long trọng dụng
Dù cả đời ra sức tham ô, nhận hối lộ, vơ vét tiền của dân nhưng Hòa Thân cũng lập ra nguyên tắc riêng, nhất quyết không đụng đến 3 loại tiền.