Hiện nay, Trái đất là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có nước ở dạng lỏng tồn tại trên bề mặt. Trái đất có hơn 70% diện tích là nước, bao gồm nước ngọt và nước mặn. Nước mặn chiếm khoảng 97% tổng lượng nước trên Trái đất, và được phân bố trong 5 đại dương lớn là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương.
Giả thuyết được đặt ra giải đáp cho câu hỏi nước từ đâu đến? Theo như chúng ta biết, trái đất sơ khai, giống như sao Hỏa, là một sự tồn tại của một hành tinh đá cằn cỗi không có một chút hơi thở của sự sống. Khi các thiên thạch, sao chổi chứa 1 lượng nước lớn ở dạng băng va chạn với Trái đất, chúng sẽ giải phóng nước ra ngoài và góp phần hình thành các đại dương.
1 giả thuyết khác cho việc nước xuất hiện trên Trái đất đó là nước được hình thành từ các hợp chất hydro và oxy trong khí quyển của Trái đất. Khi Trái đất hình thành, nhiệt độ của Trái đất rất cao, khiến nước ở dạng hơi. Sau đó, khi Trái đất nguội đi, nước ngưng tụ thành chất lỏng và rơi xuống bề mặt Trái đất dưới dạng mưa.
Tổng diện tích của bốn đại dương là khoảng 361 triệu km vuông. Trong đó, Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất, chiếm khoảng 46% bề mặt nước của Trái đất. Đại Tây Dương chiếm khoảng 26%, Ấn Độ Dương chiếm khoảng 20% và còn lại là Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương.
Mặc dù có ít nghiên cứu về nguồn gốc của các đại dương trên hành tinh của chúng ta, nhưng người ta ước tính rằng chúng hình thành trong thời kỳ Hadean và chịu trách nhiệm cho sự xuất hiện của sự sống trên Trái đất. Cùng với nhau, năm đại dương trên thế giới này chịu trách nhiệm ảnh hưởng đến các kiểu khí hậu và thời tiết trên hành tinh. Và là một phần của chu trình carbon và nước rất quan trọng đối với sự sống trên Trái đất.
Vén màn bí ẩn lục địa thứ 8 của Trái đất: 94% nằm dưới nước, rộng lớn bằng một nửa nước Úc
Sau thời gian dài, cuối cùng các nhà khoa học cũng đã vẽ được bản đồ hoàn chỉnh của lục địa Zealandia – lục địa thứ 8 trên Trái đất.