Trồng dược liệu thay trồng ngô, người nông dân kiếm hàng trăm triệu đồng, xây nhà, tậu xe
- Những cây bonsai cổ thụ ‘sống thọ’ nhất thế giới: Cây ở Nhật bị đánh bom không chết, siêu cây vô giá
- Loại quả từng bị ‘bỏ quên’ trong rừng nhiều năm, nay là nguyên liệu chính làm ra ‘vàng lỏng’ Bình Liêu
- 5 loại gỗ quý hiếm bậc nhất để điêu khắc tạo nên ‘thượng phẩm’, có loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng
Chừng 6 năm trước khi đi qua những sườn đồi của xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà, Lào Cai người ta sẽ chỉ thấy bạt ngàn những nương ngô. Thế nhưng hiện tại, những nơi trồng ngô đã được thay bằng cây cát cánh – 1 cây dược liệu được sử dụng rộng rãi trong đông y.
Năm 2017, những hạt giống cát cánh đầu tiên đã được reo xuống cao nguyên Bắc Hà. Ban đầu, người ta chỉ thử nghiệm 1 diện tích nhỏ vài ha ở trung tâm huyện nhưng cây còi cọc, gặp mưa là úng, nắng lên là hép dần. Cuộc thử nghiệm đầu tiên thất bại.
Cuộc thử nghiệm tiếp theo được thực hiện trên những vùng núi cao trên nghìn mét như Tả Van Chư, Lũng Phình…Khi đó, các cán bộ cầm hạt giống cát cánh lên ăn ngủ cùng dân, vừa là để thuyết phục vừa để hướng dẫn cho dân. Đối với những người nông dân bao đời trồng ngô làm nguồn lương thực chính, việc thay đổi với họ là rất khó khăn. Sau nhiều đêm “nằm gai nềm mật” cuối cùng các cán bộ khuyến nông đã thuyết phục thành công, những hạt giống cát cánh đầu tiên được gieo xuống. Người dân hăm hở trồng giống cây mới, tuy nhiên cây cát cánh chăm sóc khó hơn chăm ngô. Người dân cần thời gian để làm quen bởi cây cát cánh dị ứng với tất cả can thiệp hóa học từ con người như phun thuốc trừ sâu, chất kích thích và áp dụng những tiêu chuẩn kĩ thuật để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của nguồn dược liệu. Người nông dân phải vừa bắt sâu thủ công cho cây vừa nhặt cỏ.
Mùa thu hoạch đầu tiên, những người nông dân hớn hở, gia đình anh Dìn lần đầu tiên cầm trên tay số tiền 30 triệu đồng, bằng 2 vụ ngô gia đình anh làm cộng lại. Từ số tiền này, gia đình anh mua được chiếc xe máy mới. Trong những mùa vụ sau, đời sống của gia đình anh dần được cải thiện hơn khi sửa được nhà, mua thêm được nhiều vật dụng mới trong nhà, những thứ mà nếu trồng ngô không biết bao giờ họ mới có thể mua được.
Năm 2019, cát cánh nằm trong Danh mục 100 dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao để tập trung phát triển giai đoạn 2020-2030 do Bộ Y tế ban hành, là cơ sở cho các địa phương, doanh nghiệp, đơn vị lựa chọn loài, nhóm loài phù hợp để phát triển dược liệu. Diện tích cát cánh nhân lên gấp mười lần, từ 12 ha đầu tiên năm 2016 lên 120 ha vào năm 2020, trở thành vùng trồng lớn nhất nước.
Cây cát cánh hay còn có tên gọi khác là kết canh, mộc tiện, bạch dược, phù hổ hanh cánh thảo…cát cánh thuộc họ hoa chuông có tên khoa học là platycodon grandiflorum. Cát cành có nguồn gốc từ khu vực Đông Bắc của Châu Á và phân bố chủ yếu tại Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên.
Rễ cát cánh được sử dụng làm dược liệu với tên gọi là radix platycodi. Theo đông y, cát cánh có tác dụng như: trừ hàn nhiệt, bổ máu, tốt cho thanh quản, ngũ tạng, trị ho, long đờm, bổ phế và tiêu mủ…
Không chỉ để làm dược liệu, những cánh đồng cát cánh ở cao nguyên Bắc Hà hiện nay là địa điểm “check in” lý tưởng đối với những vị khách du lịch đến đây, bởi hàng nghìn bông hoa màu tím trổ bông rất thu hút.
Loại cây gỗ từng là ‘báu vật’ cấp quốc gia: Hoa là ‘thần dược’ có thể chữa ung thư, thân gỗ làm giấy
Từ xa xưa loại cây thân gỗ này đã được dùng trong y học như 1 loại thần dược quý, được liệt vào danh sách thực vật hoang dã cần bảo vệ cấp III quốc gia ngoài ra thân cây còn có giá trị kinh tế cao.