Loại quả từng bị ‘bỏ quên’ trong rừng nhiều năm, nay là nguyên liệu chính làm ra ‘vàng lỏng’ Bình Liêu
Dầu sở là loại dầu thực vật chiết xuất từ hạt của quả sở, 1 loại cây thuộc họ chè. Dầu sở ít được biết đến hơn các loài dầu thực vật khác đang được bán trên thị trường, tuy nhiên, ít ai biết rằng dầu sở rất tốt cho sức khỏe, được ví như “vàng lỏng” của núi rừng Bình Liêu.
Dầu sở có mùi thơm nhẹ, vị béo ngậy, giàu lượng omega 3-6-9 ngang dầu oliu và các chất khoáng khác như canxi, sắt, magie…Ngoài ra, dầu sở còn chứa nhiều dưỡng chất khác tốt cho cơ thể, giúp chống ung thư, giảm béo và tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, giá của dầu sở trên thị trường hiện nay đắt hơn gấp đôi gấp 4 dầu ăn thông thường, dao động khoảng 200.000 – 400.000 đồng/lit.
Sở dĩ giá dầu sở đắt đỏ hơn như vậy bởi những công đoạn sản xuất ra dầu sở khá cầu kì. Theo đó, vào khoảng tháng 10 khi quả sở chuyển từ màu xanh sang vàng nâu, người dân sẽ đi thu hoạch quả. Sau đó quả tươi sẽ được ủ cho đến khi nứt, tách lấy hạt rồi đem đi phơi khô. Sau đó hạt sở được cho vào máy để tách riêng vỏ và phần lõi hạt. Phần lõi này được làm sạch, đem rang khô bằng máy ở nhiệt độ 150 độ C trong vòng 30 phút, rồi cho vào khuôn ép để lấy dầu thô. Đây là loại dầu thực vật nguyên chất, không thêm bất kì hương liệu gì.
Cây sở đã được trồng ở Bình Liêu từ năm 1940, từng chỉ xuất hiện ở trong những cánh rừng ở Bình Liêu và được người dân lấy quả về làm thủ công phục vụ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày của mình và cung cấp cho cộng đồng dân cư nhỏ. Mãi đến vài năm gần đây, nhận thấy tiềm năng của loài cây quý này, UBND Huyện Bình Liêu đã lập dự án khôi phục và phát triển cây sở giai đoạn 2014 – 2020 nhằm phục hồi 30ha rừng sở, xây dựng các vườn ươm sở.
Hiện, toàn huyện Bình Liêu đã có trên 400ha sở có thể khai thác, năm 2020, huyện đã khai thác 1.700ha với số lượng là 5.000 tấn hạt, nâng cao năng suất của dầu sở. Dầu sở được coi là 1 sản phẩm hữu cơ sạch và an toàn với người dùng, tuy nhiên đến nay dầu sở vẫn chưa được nhiều người biết đến đó là 1 sự thiệt hại lớn đối với bà con ở Bình Liêu.
Loại cây gỗ từng là ‘báu vật’ cấp quốc gia: Hoa là ‘thần dược’ có thể chữa ung thư, thân gỗ làm giấy
Từ xa xưa loại cây thân gỗ này đã được dùng trong y học như 1 loại thần dược quý, được liệt vào danh sách thực vật hoang dã cần bảo vệ cấp III quốc gia ngoài ra thân cây còn có giá trị kinh tế cao.