Đời sống

5 loại gỗ quý hiếm bậc nhất để điêu khắc tạo nên ‘thượng phẩm’, có loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng

Trung Quốc có rất nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, trong đó điêu khắc gỗ được xem là 1 trong những loại hình nghệ thuật, ngành nghề đã xuất hiện ở đất nước này hàng nghìn năm, là 1 kho báu nghệ thuật khổng lồ.

Khúc gỗ dùng để chạm khắc là bộ phận quý giá nhất của 1 tác phẩm nghệ thuật, 1 khúc gỗ quý hiếm có thể làm tăng giá trị của toàn bộ tác phẩm nghệ thuật, có những khúc gỗ chưa chạm khắc đã là vô giá.

290179efb11e4b18b95392c1ea637589_th-jpg

Theo đó, gỗ gụ là loại gỗ được nhiều người dân Trung Quốc yêu thích. Từ xa xưa, người Trung Quốc đã biết sử dụng gỗ gụ để làm những đồ nội thất tinh xảo. Tuy nhiên, thời gian sinh trưởng của gỗ gụ chậm nên phải mất hàng chục, hàng trăm năm cây gỗ này mới có thể sử dụng. Đặc biệt, loại gỗ này hiện tại ngoài tự nhiên rất khan hiếm, nên giá trị của nó ngày càng cao.

Có 5 loại gỗ gụ quý hiếm trên thị trường gỗ hiện nay đó là: Cẩm lai nam, gỗ Đàn hương Lao Sơn, gỗ cẩm lai đàn hương, gỗ trầm hương và gỗ hoàng hoa lê Hải Nam.

1.     Cẩm lai nam

285a68de13784d4c934756a57e0bab07_th-jpg (1)

Cẩm lai nam hay còn gọi cẩm lai đỏ là một trong ba loại gỗ truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc. Cẩm lai đỏ khác biệt với các loại cẩm lai khác, có màu đỏ tươi độc đáo, màu sắc oxy hóa và kết cấu tương tự như gỗ cẩm lai. Hiện nay trên thị trường, nguồn gỗ cẩm lai đỏ tự nhiên rất khan hiếm, những cây gỗ cẩm lai lâu năm có nguy cơ cạn kiệt. Do khai thác quá mức, khó tái sinh trong rừng tự nhiên sau khi bị chặt hạ và tốc độ tăng trưởng rất chậm, nên cẩm lai nam đã trở thành loài cây quý hiếm ở một số nước sản xuất và được liệt kê là loài thực vật hoang dã được quốc tế bảo vệ cấp độ hai.

c5c3ef76dd5a455783f8fd2c0e53ca05_th-jpg

2.     Gỗ đàn hương Lào Sơn

e0131e30e1e54dacb0b2a846b4426362_th-jpg

Do sinh trưởng ở vùng núi cao Tây Tạng, môi trường khắc nghiệt nên gỗ đàn hương lào sơn có mùi thơm rất đặc trưng và dễ chịu. Gỗ đàn hương lào sơn được các thương gia đánh giá cao và giá của nó luôn ở mức cao.

3.     Gỗ đàn hương

Thường được gọi là gỗ cẩm lai lá nhỏ, xuất sứ ở miền nam Ấn Độ và được mệnh danh là “Vua của các loại gỗ”. Từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành cây đàn hương phải mất hàng chục năm và phải mất trăm năm mới cho ra được những cây gỗ chất lượng. Vì đây là loài khó tái sinh trong rừng và tốc độ sinh trưởng chậm nên giá của gỗ đàn hương rất đắt.

24ec5011f1e04fd59f59ce7a7c3b0884_th-jpg

Gỗ đàn hương có độ nhớt tốt, mật độ cao và tính chất gỗ ổn định nên được gọi là “gỗ tôi luyện tốt nhất” và có mùi thơm nhẹ. Vào thời nhà Minh và nhà Thanh, gỗ đàn hương chỉ được sử dụng trong hoàng gia.

4.     Trầm hương

fd782d4e8f2141f0830f3c1191fd9541_th-jpg

Từ xưa người ta đã nói trầm hương là “một miếng vạn đô”, ngày nay thậm chí còn có câu nói “một gam vạn đô”. Do điều kiện hình thành vô cùng khắc nghiệt nên năng suất trầm hương cực kỳ thấp. Vì là loại đầu tiên trong “Tứ Hương Nổi Tiếng” nên được rất nhiều người săn đón. Tuy nhiên do sự khai thác quá mức, trầm hương luôn ở trạng thái cực kì khan hiếm.

5.     Gỗ hoàng hoa lê Hải Nam

f3d11ddd7406452292e40477c8a5af9e_th-jpg

Loại gỗ này cực kì khan hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng do năng suất cực thấp và chu kì sinh trưởng dài. Gỗ hoàng hoa lê Hải Nam được xếp vào loại tài nguyên không thể tái tạo. Loại gỗ này được mệnh danh là “quý ông giữa rừng cây”, chỉ những người giàu hoặc quyền quý mới có thể mua được.

1bd24e31d0594f18852a3e88332240bb_th-jpg

Gỗ hoàng hoa lê Hải Nam có chất lượng gỗ cực kì tốt, kết cấu độc đáo, màu sắc sang trọng và hương thơm độc đáo được đánh giá cao vào thời nhà Minh và đầu nhà Thanh ở Trung Quốc. Ngày nay, sự mất cân đối giữa cung và cầu khiến một số thành phẩm của loại gỗ này chỉ còn được mua bán bằng gam với giá rất đắt.  

(Nguồn dịch: Sohu).

 

Loại cây hiếm hoi chỉ có hoa mà không kết trái, thân cây gỗ ‘quý hơn vàng’ được mệnh danh ‘vua cây’

Mọc đầy trên đường phố và có hoa rất đẹp, ít ai biết rằng loại gỗ từ cây này có giá trị cực cao, được so sánh đắt hơn vàng và tốt hơn cả gỗ bách nghìn năm.