Loại gỗ quý hiếm hàng đầu thế giới: Có cây giá 600 tỷ đồng, được tìm thấy ở 1 số nơi tại Việt Nam
Nói về nguồn gốc của gỗ hóa ngọc, các chuyên gia cho biết, sau tác động của một trận phun trào núi lửa, những thân gỗ này bị chôn vùi trong nham thạch hàng triệu năm dưới lòng đất.
Ở những vùng cây chết bị phủ lên bởi nhiều loại khoáng vật từ quá trình phun trào núi lửa, những khoáng vật đó sẽ thẩm thấu vào các mao mạch gỗ. Khi cấu trúc của gỗ bị phá vỡ dần dần, những sợi gỗ bị thay thế bởi các khoáng chất vô cơ khác như đá thạch anh, opal, canxedon…
Những thân cây hóa ngọc này chủ yếu tồn tại từ thời Triassic và Jurassic, khoảng từ 100 triệu đến 250 triệu năm trước. Về nguyên lý, gỗ hóa ngọc có quá trình tương tự như xương, cốt động vật hóa thạch. Quá trình này được diễn ra liên tục và tùy theo các khoáng thể được thay thế mà định hình nên các loại gỗ hóa ngọc với tính chất và độ cứng khác nhau.
Theo đó, màu sắc của thân cây hóa ngọc cũng đa dạng, bao gồm: Màu xám, màu nâu là phổ biến nhất. Ngoài ra còn có màu đỏ, cam vàng, đen. Trong đó, quý hiếm nhất là màu xanh ngọc bích.
Các nhà thần học phương Tây cho rằng, nguyên bản là khúc gỗ mục nát, sau khi trải qua quá trình bị Thạch anh hóa, nó biến thành một loại đá quý, vì thế mà hóa thạch gỗ có đặc tính từ trường bền vững, trường thọ, và vĩnh cửu. Hiện gỗ hóa ngọc được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam gỗ hóa ngọc được tìm thấy tại các địa danh là Lan Sơn, Tây Nguyên, Phú Yên,… rất được giới đại gia yêu thích.
Các chuyên gia cho biết thêm, để phát hiện ra 1 khối hóa ngọc không hề đơn giản vì nó nằm trong lõi của 1 khối rất lớn, có khi cả 1 núi đá bao quanh. Quá trình hình thành gỗ hóa ngọc cần nhiều thời gian và cũng cần có những điều kiện nhiệt độ thuận lợi mới có thể hình thành.
Về giá bán, các thành phẩm từ gỗ hóa ngọc sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực, độ cầu kỳ và tinh xảo. Trước đây, một lão nông ở Trung Quốc đào được cây gỗ kỳ dài khoảng 30,5 mét; chu vi khoảng 6 mét, cứng như đá. Một nhóm chuyên gia được cử tới để thực hiện công tác kiểm định.
Họ nhận định, cây gỗ hóa ngọc này có giá trị lên tới 55 tỷ kyat (tương đương hơn 600 tỷ đồng). Hiện tại, khúc gỗ quý này đã được đem về bảo tàng địa phương trưng bày.
Từ một cây bị bỏ đi trở thành loại rau đắt nhất thế giới: Giá 35 triệu/kg, mỗi năm chỉ nở hoa 1 lần
Đây là loại rau đắt đỏ hàng đầu thế giới, được giới siêu giàu vô cùng yêu thích. Giá bán dao động từ 1.000-1.500 USD (tương đương 23-35 triệu đồng) mỗi kg.