Tại thời đại phong kiến, đàn ông 5 thê 7 thiếp là chuyện thường. Địa vị của người phụ nữ trong xã hội này không hề cao, hầu hết họ chỉ được coi như những “công cụ” sinh đẻ. Nếu người vợ nào sinh được quý tử thì cuộc đời như “sang trang”. Điều này thể hiện rõ nhất ở trong hoàng cung.
Các phi tần muốn có địa vị cao hơn, nhận được nhiều ân sủng hơn thì phải sinh được hoàng tử, hoặc ít nhất là công chúa. Thế nhưng, không chỉ có những chuyện đấu đá trong hậu cung mà phi tần muốn mang thai cũng không dễ.
Quyết định mang thai và sinh con không phải việc các phi tần muốn là được. Sau khi được sủng ái, hoàng đế mới là người quyết định xem phi tần đó có được mang thai rồng hay không.
Nếu ngài yêu cầu không cho vị phi tần mang long thai, một thái giám sẽ sử dụng thủ thuật để ngăn ngừa chuyện này xảy ra. Đây cũng là điều khiến các phi tần sợ hãi nhất sau khi được hoàng đế thị tẩm.
Ngược lại, hoàng đế đồng ý, thái giám của Kính sự phòng sẽ ghi chép cẩn thận ngày tháng để đối chiếu, ứng nghiệm nếu vị phi tần đó có diễm phúc mang long thai.
Hầu hết, những phi tần không được hoàng đế chọn để mang giống rồng là những người có thân thích hoặc gia tộc, nguy cơ lấn át vị trí của ngài. Ngoài ra, một số phi tần địa vị thấp, hoàng đế cũng không để nàng sinh con cái.
Ở thời đại phong kiến, sau khi sinh con, việc chăm sóc dinh dưỡng cho sản phụ và sức khỏe của các hoàng tử, công chúa cũng đều có quy định rõ ràng, nghiêm ngặt. Trong nội cung, nếu có phi tần nào mang thai bộ phận thượng dược (quản lý thuốc và các dược phẩm trong cung) sẽ cử ngự ý chuyên trách về thai sản đến phụ trách. Suốt 7 tháng mang thai sẽ lên kế hoạch chuẩn bị ngày giờ sinh nở và phòng sinh.
Từ một cây bị bỏ đi trở thành loại rau đắt nhất thế giới: Giá 35 triệu/kg, mỗi năm chỉ nở hoa 1 lần
Đây là loại rau đắt đỏ hàng đầu thế giới, được giới siêu giàu vô cùng yêu thích. Giá bán dao động từ 1.000-1.500 USD (tương đương 23-35 triệu đồng) mỗi kg.