Con sông dài nhất thế giới: Chảy qua lãnh thổ 9 quốc gia nhưng không có cây cầu nào để vượt qua sông
Đây được xem là con sông dài nhất, chiếm khoảng 20% lượng nước ngọt đổ ra biển trên toàn thế giới với hơn 3000 loài cá sinh sống.
Sông Amazon, con sông lớn nhất Nam Mỹ và là hệ thống thoát nước lớn nhất thế giới xét về lưu lượng dòng chảy và diện tích lưu vực. Tổng chiều dài của con sông được đo từ thượng nguồn của hệ thống sông Ucayali - Apurímac ở miền nam Peru ít nhất là 4.000 dặm (6.400 km), tương đương với khoảng cách từ Thành phố New York đến Rome.
Nguồn cực tây của sông Amazon nằm cao trên dãy núi Andes, cách Thái Bình Dương 100 dặm (160 km), và cửa sông nằm ở Đại Tây Dương, trên bờ biển đông bắc của Brazil.
Trước đó, rất nhiều chuyên gia đã tranh luận về nguồn gốc của con sông Amazon từ những năm 600. Tuy nhiên những khám phá gần đây được thực hiện bởi các nhà khoa học đã phát hiện ra nguồn gốc thực sự của Amazon là sông Mantaro ở Tây Nam Peru.
Theo nghiên cứu, sông Amazon có tuổi đời khoảng 11 triệu năm, chảy qua lãnh thổ của 9 quốc gia bao gồm: Brazil, Peru, Columbia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Suriname và French Guiana. Hầu hết các quốc gia này thuộc Nam Mỹ.
Vào mùa mưa lũ, nước sông Amazon có thể dâng cao thêm 9m; những đoạn sông rộng 4,8 km sẽ biến thành 48 km chỉ trong vài tuần. Hai bên bờ sông có nhiều phù sa và thường xuyên sạt lở. Thậm chí, tại đây còn tồn tại những mảng rừng nổi đặc biệt có tên “matupas”.
Khoảng 2.500 loài cá đã được tìm thấy trong hệ thống Amazon , nhưng nhiều loài khác vẫn chưa được xác định. Hầu hết các loài cá đều di cư, di chuyển theo đàn lớn vào thời điểm sinh sản.
Trong đó, còn có sự xuất hiện của nhiều loài cá nguy hiểm: Arapaima khổng lồ - một loài cá ăn thịt có kích thước như một người đàn ông trưởng thành. Ngoài ra còn có cá mập bò, lương điện, cá đuối gai độc, cá pianha.
Ngoài ra, dòng sông Amazon còn gây tò mò khi không có bóng dáng bất cứ cây cầu nào suốt nhiều năm qua.
Lý do là vì xung quanh sông là rừng rậm, rất ít đường sá nên việc xây dựng cầu vượt sông không mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Người dân hầu hết sử dụng thuyền và phà để di chuyển qua sông.