Thế giới

Quốc gia nguy hiểm nhất thế giới: Du khách phải ra tín hiệu 'trung thành' hoặc sợ bạo lực nếu không muốn bị tấn công

Quốc gia nguy hiểm nhất thế giới: Du khách phải ra tín hiệu 'trung thành' hoặc sợ bạo lực nếu không muốn bị tấn công

Dù có diện tích rất nhỏ nhưng nơi đây lại tiềm ẩn những mối nguy hiểm khủng khiếp khiến ai nấy đều phải sợ hãi khi nghe đến. 

Ở Trung Mỹ có một quốc gia siêu nhỏ, diện tích chỉ hơn 21.000 km2, dân số khoảng 6,5 triệu người nhưng lại được xem là một trong những nước nguy hiểm nhất thế giới. Đó là El Salvador. Bạo lực ở nơi đây xảy ra thường xuyên đến mức người ta coi đó là "chuyện cơm bữa" và dần chấp nhận "sống chung với lũ".

El Salvador là quốc gia nguy hiểm nhất thế giới 

Sau cuộc nội chiến tàn khốc kéo dài hàng thập kỷ cùng chính sách nhập cư thắt chặt của Mỹ thì tại El Salvador đã nổi lên những băng đảng - nơi những nhóm người "chung chí hướng" đoàn kết lại để bảo vệ nhau trước mối đe dọa từ các nhóm người khác. "Có ít nhất 60.000 thành viên băng đảng đang hoạt động. Chủ yếu thuộc các băng đảng Mara Salvatrucha 13 (gọi tắt là MS-13) và Barrio 18 (gọi tắt là La 18). Con số ấy còn đông hơn cả số lượng sĩ quan nhà nước Salvador, bao gồm cảnh sát, lực lượng bán quân sự và quân đội (chỉ 52.000 người)", phóng viên của The Guardian thống kê. 

Một băng nhóm ở El Salvador

Tại El Salvador, việc các băng đảng lôi kéo, tống tiền và ép buộc diễn ra một cách thường xuyên và ngày càng tăng cao. Họ chính là những người nắm quyền kiểm soát El Salvador và ngày một bành trướng, khiến cho nơi đây trở thành một quốc gia "bị tê liệt", ngay cả giao thông đi lại cũng trở nên bất khả thi. Gia đình ly tán, tình trạng mất tích xảy ra nhiều đến nỗi người ta còn không khuyến khích báo cảnh sát khi gia đình có người đột nhiên biến mất. Nếu "may mắn" tìm thấy thi thể của người mất tích thì tang lễ sẽ diễn ra một cách lặng lẽ và việc chôn cất phải càng nhanh càng tốt. 

Cảnh sát El Salvador phải đeo mặt nạ để tránh bị nhận diện và tấn công

Các cảnh sát ở El Salvador luôn trong tình trạng căng thẳng vì phải cảnh giác cao độ, sẵn sàng chống trả các cuộc tấn công nhắm đến cảnh sát xảy ra một cách thường xuyên. Để bảo vệ danh tính, họ thậm chí luôn đeo khăn che mặt. Sô liệu từ báo cáo của Ngân hàng Dự trữ Trung ương El Salvador (BCR) cho thấy khoản tiền chi tiêu cho các băng đảng (thông qua tống tiền hoặc thuê dịch vụ an ninh tư nhân), kết hợp với phí tổn do bạo lực, lên tới 4 tỷ USD/năm, chiếm đến 15% GDP của cả nước này. 

Chính vì tình hình phức tạp, rối ren của đất nước mãi không được giải quyết nên nhiều người dân El Salvador đã buộc lòng phải di cư. Điểm đén của họ thường là lên phía bắc tới Mexico và Mỹ. Ngay cả du khách khi đến một khu phố của El Salvador cũng phải nháy đèn hoặc kéo cửa sổ xuống như một cách thể hiện sự "trung thành" với băng nhóm kiểm soát khu vực đó hoặc ra tín hiệu sợ bạo lực.