Đời sống

Tình hình sức khỏe hiện tại của bệnh nhân 18 tuổi ở Bắc Giang sau 5 ngày điều trị bạch hầu

Trong quá trình truy vết, giới chức đã lấy mẫu hầu họng của cô gái 18 tuổi ở Bắc Giang để xét nghiệm hôm 4/7, kết quả dương tính bạch hầu.

Vào ngày 4/7, trong quá trình truy vết, giới chức đã lấy mẫu hầu họng của nữ sinh mang đi xét nghiệm hôm 4/7, kết quả dương tính bạch hầu. Sau đó, cô đã được đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị.

Tinh-hinh-suc-khoe-hien-tai-cua-benh-nhan-bach-cau-dau-tien-ta-bac-giang-trong-nam-nay

Đến ngày 9/7, đại diện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện nữ bệnh nhân không sốt, không có triệu chứng điển hình của bệnh, sức khỏe ổn định. Trước nhập viện, cô thấy đau họng nên đã tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh uống.

"Bạch hầu lây nhiễm nhanh qua đường hô hấp nên nguy cơ bệnh lây lan rộng", đại diện CDC Bắc Giang cảnh báo.

Bạch hầu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Vi khuẩn này thường tấn công mũi và họng, tạo thành lớp màng dày dai màu trắng xám có thể gây tắc nghẽn đường thở và dẫn đến tử vong. 

Tinh-hinh-suc-khoe-hien-tai-cua-benh-nhan-bach-cau-dau-tien-ta-bac-giang-trong-nam-nay-3

Bệnh lây truyền qua đường hô hấp khi ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người mang mầm bệnh. Vi khuẩn cũng có thể lây truyền qua các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh, xâm nhập qua da bị tổn thương. Thời gian ủ bệnh khoảng hai tuần trước khi bắt đầu lây nhiễm cho người khác.

Tinh-hinh-suc-khoe-hien-tai-cua-benh-nhan-bach-cau-dau-tien-ta-bac-giang-trong-nam-nay-1

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đầy đủ, đúng lịch. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ bệnh. Đảm bảo nhà ở thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Triệu chứng của bệnh bạch hầu sẽ tùy vào vị trí vi khuẩn gây bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau:

Bệnh bạch hầu mũi trước: Bệnh nhân sổ mũi, chảy ra chất mủ nhầy đôi khi có máu, có màng trắng ở vách ngăn mũi. Thể bệnh thường nhẹ do độc tố vi khuẩn ít thâm nhập vào máu.

Bệnh bạch hầu họng và amidan: Bệnh nhân mệt mỏi, đau cổ họng, chán ăn, sốt nhẹ. Sau 2-3 ngày xuất hiện một đám hoại tử tạo thành lớp giả mạc màu trắng xanh, dai và dính chắc vào amiđan, hoặc có thể lan rộng bao phủ cả vùng hầu họng. Trong một số trường hợp, bệnh nhân sưng nề vùng dưới hàm và sưng các hạch vùng cổ làm cổ bạnh ra như cổ bò. Trường hợp nhiễm độc nặng bệnh nhân phờ phạc, xanh tái, mạch nhanh, đờ đẫn, hôn mê. Nếu không được điều trị tích cực, bệnh nhân tử vong trong vòng 6 đến 10 ngày.

Bạch hầu thanh quản: Là thể bệnh tiến triển nhanh và nguy hiểm. Bệnh nhân có dấu hiệu sốt nhẹ, khàn tiếng, ho, các giả mạc tại thanh quản hoặc từ hầu họng lan xuống. Nếu không được điều trị kịp thời, các giả mạc gây tắc đường thở, làm bệnh nhân suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.

Ngoài những vị trí kể trên, vi khuẩn còn gây bệnh ở một số vị trí khác nhưng rất hiếm và có tiến triển bệnh nhẹ.