4 dấu hiệu hình thành cục máu đông phổ biến khi đang ngủ mà bạn thường hay bỏ qua?
Dưới đây là 4 dấu hiệu của hiện tượng hình thành nên cục máu đông bệnh lý trong mạch máu mà bạn cần đặc biệt lưu ý.
1. Khó thở sau khi nằm
Thông thường, khi con người nằm thẳng, đường hô hấp bị ảnh hưởng bởi trọng lực và sẽ bị thu hẹp theo. Do đó, lúc này dễ bị khó thở hơn và chức năng của tim và phổi có liên quan chặt chẽ với nhau.
Nếu tắc nghẽn ảnh hưởng đến hiệu quả tuần hoàn máu và phổi, sẽ càng làm tăng thêm sự khó khăn trong việc trao đổi khí giữa phổi và thế giới bên ngoài. Lúc này, tình trạng hô hấp của con người cũng sẽ kém đi.
Vì vậy, nếu bạn thường xuyên bị tức ngực, khó thở khi ngủ, hoặc mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ thì nên đi khám sức khỏe tim mạch kịp thời.
2. Chảy nước dãi khi ngủ
Khi ngủ vào ban đêm, tần suất hoạt động của các tuyến tiết chất lỏng trong cơ thể sẽ giảm đi. Ngoài ra, não vẫn có thể kiểm soát các tuyến này nếu được cung cấp đủ máu. Do đó, lượng nước bọt tiết ra thường không lớn.
Tuy nhiên, nếu nguồn cung cấp máu lên não bị tắc nghẽn và tình trạng sức khỏe của mạch máu não có vấn đề thì việc kiểm soát các dây thần kinh và cơ mặt sẽ mất đi sự ổn định. Dẫn đến việc con người có thể thường xuyên chảy nước dãi khi ngủ vào ban đêm.
Tuy nhiên, nếu thường xuyên có các triệu chứng như miệng vẹo, nheo mắt, nói ngọng trong sinh hoạt hàng ngày thì bạn cũng nên cảnh giác với những dấu hiệu của bệnh mạch máu não.
3. Tê tay chân khi ngủ
Bàn tay, bàn chân là điểm cuối của quá trình lưu thông máu ở phần trên và phần dưới cơ thể. Do đó, nó có thể cung cấp phản hồi trực quan về trạng thái và tiến trình lưu thông máu của con người.
Vậy nên, nếu bạn luôn cảm thấy tay chân lạnh khi ngủ vào ban đêm, kèm theo cảm giác tê và ngứa ran nhẹ, điều đó có nghĩa là khả năng lưu thông máu của bản thân có vấn đề lớn và bạn cần cảnh giác với tình trạng tắc mạch máu.
4. Đau đầu sau khi nằm
Khi ngủ vào ban đêm, tốc độ trao đổi chất cơ bản của con người sẽ giảm đi rất nhiều, khi máu lưu thông chậm lại thì nồng độ trong máu cũng sẽ tăng lên. Lúc này, nếu bên trong mạch máu bị tắc nghẽn sẽ tạo ra sự kích thích tương đối mạnh đối với thành ngoài của mạch máu và ảnh hưởng đến dây thần kinh ngoại biên.
Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con người mà còn có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh mạch máu đột ngột vào ban đêm. Vậy nên, nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, bạn phải tìm cách điều trị kịp thời để tránh tình trạng trở nên trầm trọng hơn.
Theo Sohu!.