Đời sống

Những tục lệ cưới hỏi độc lạ nhất Việt Nam: Cưới sau 5 lần ‘ngủ thử’ hay chỉ rước dâu vào ban đêm

Thông thường, đa số đám cưới ở Việt Nam sẽ là cô dâu, chú rể diện những bộ vest, váy cưới chỉn chu, đẹp mắt cùng các nghi thức quen thuộc trước sự chứng kiến của hai bên gia đình.

Tuy nhiên, ở nhiều dân tộc thiểu số vẫn diễn ra những tục lệ cưới hỏi vô cùng độc lạ, thú vị. Điển hình là phong tục: Vỗ mông kén vợ, Cưới sau 5 lần “ngủ thử”, Rước dâu ban đêm, Lễ hội bắt chồng, Chỉ cưới 2 ngày trong 1 tháng.

1. Vỗ mông kén vợ

Suốt nhiều năm qua, phong tục vỗ mông kén vợ vẫn được người Hà Giang và người Mông duy trì. Theo đó, vào phiên chợ cuối năm, các đôi trai gái sẽ gặp gỡ làm quen để tìm ra “nửa kia” của mình.

Trong đó, đặc sắc nhất phải nhắc đến tục lệ chặn đường cướp dâu hay vỗ mông tìm ý trung nhân. Cụ thể, vào buổi sáng đầu năm mới, mọi người sẽ tụ tập lại để gửi đến nhau những lời chúc tốt đẹp rồi cùng chơi trò “ú tìm”. 

Nhung-tuc-le-cuoi-hoi-doc-la-nhat-viet-nam-cuoi-sau-5-lan-ngu-thu-hay-chi-ruoc-dau-vao-ban-dem

Riêng về tục vỗ mông kén vợ, nếu cô gái ưng ý chàng trai thì sẽ bỏ chạy thật nhanh. Đến khi đuổi kịp, chàng trai sẽ vỗ vào mông cô gái, đồng nghĩa với việc cả hai sắp về sống chung một nhà.

2. Tục cưới sau 5 lần “ngủ thử”

Đây là phong tục quen thuộc ở những vùng đất có người Mường sinh sống. Cụ thể, khi các chàng trai trong bản đến độ tuổi chín chắn sẽ được phép đến “ngủ thử” nhà của một cô gái mà họ muốn lấy làm vợ.

Về phía các cô gái, ban ngày sẽ chăm chỉ làm việc, chăm sóc gia đình. Tối đến, họ sẽ buông màn đi nghỉ sớm và thắp một ngọn đèn. Nếu đèn còn sáng đồng nghĩa cô gái còn thức và chưa có ai vào ngủ cùng. Trong tình huống này, chàng trai sẽ tự cạy cửa để vào ngủ cùng nhau.

Nhung-tuc-le-cuoi-hoi-doc-la-nhat-viet-nam-cuoi-sau-5-lan-ngu-thu-hay-chi-ruoc-dau-vao-ban-dem-3

Đáng nói, người không được chạm vào người nhau mà chỉ nằm tâm sự, trò chuyện với nhau. Sau 5 ngày liên tiếp ngủ cùng, nếu cả hai cảm thấy phù hợp thì nhà trai sẽ mang lễ đến để hỏi cưới. 

3. Tục lệ rước dâu ban đêm

Đoàn rước dâu sẽ khởi hành từ lúc 10h, tất cả mọi người đều phải đi bộ. Suốt đoạn đường di chuyển, nhà trai phải mang theo chiêng để gõ và đuổi tà ma đi, đồng thời cũng là để đánh dấu “chủ quyền”.

Khi đến nhà gái, gia đình chú rể phải đứng ngoài để hối đối đáp giao duyên với cô dâu. Do đó, cổng nhà sẽ được đóng chặt đến khi chàng trai hoàn thành thử thách. 

Vào nhà trai vào đến sân, người thân cô dâu sẽ đổ một xô nước vào người chú rể để kiểm ra sự kiên nhẫn của chú rể và cũng là để rửa tội. Khi xong xuôi, gia đình hai bên sẽ hát đối đáp để kể lại quá trình sinh thành và lớn lên của cả cô dâu và chú rể.

Đến đúng 00h, cô dâu sẽ bước ra khỏi nhà để đi cùng chú rể. Đáng nói, cô dâu sẽ được mẹ chồng rửa chân bằng chậu nước suối trong, có ngâm một đồng xu bạc rồi trao cho con dâu 1 vòng bạc may mắn. 

Nhung-tuc-le-cuoi-hoi-doc-la-nhat-viet-nam-cuoi-sau-5-lan-ngu-thu-hay-chi-ruoc-dau-vao-ban-dem

Cuối cùng, cô dâu và chú rể sẽ trao nhau vòng cưới và nói lời thề hẹn chung thủy suốt cuộc đời. Một điều rất đặc biệt trong đám cưới này đó là dù nhà cô dâu chú rể có cách xa nhau đến đâu thì cô dâu và đoàn rước dâu vẫn phải đi bộ.

4. Lễ hội bắt chồng

Tục lệ trên được diễn ra suốt nhiều năm qua vào mùng 1 Tết đến hết tháng tại các vùng Cơ ho, Cil, Chu ru,… ở Tây Nguyên. Theo đó, khi cô gái đã ưng ý ai sẽ thông báo với gia đình rồi thống nhất 1 ngày để chủ động đến để bắt chồng. Đối với trường hợp gia đình chàng trai đồng ý cưới hỏi, cô gái sẽ trao nhẫn trực tiếp.

Ngược lại, nếu người con trai không ưng thuận có thể trả lại chiếc nhẫn. Tuy nhiên, 7 ngày sau, cô gái sẽ quay trở lại trao nhẫn cho đến khi chàng trai đồng ý mới thôi.

Đám cưới sẽ được tổ chức ngay sau khi người con trai nhận chiếc nhẫn từ cô gái. Tiếp đến sẽ diễn ra đêm hội bắt chồng ngay trước khi tổ chức đám cưới 1 ngày. Trong đêm này, cả cô dâu và chú rể sẽ đọc những luật lệ riêng của bản mình.

Vào ngày trọng đại, cô dâu và chú rể sẽ trao lại nhẫn cho nhau. 7 ngày sau, chú rể sẽ tháo nhẫn đưa cho mẹ vợ và cô dâu sẽ tháo nhẫn đưa cho mẹ chồng.

Nhung-tuc-le-cuoi-hoi-doc-la-nhat-viet-nam-cuoi-sau-5-lan-ngu-thu-hay-chi-ruoc-dau-vao-ban-dem-6
Nhung-tuc-le-cuoi-hoi-doc-la-nhat-viet-nam-cuoi-sau-5-lan-ngu-thu-hay-chi-ruoc-dau-vao-ban-dem-7
Nhung-tuc-le-cuoi-hoi-doc-la-nhat-viet-nam-cuoi-sau-5-lan-ngu-thu-hay-chi-ruoc-dau-vao-ban-dem-8

5. Chỉ cưới 2 ngày trong 1 tháng

Quy định chỉ cưới 2 ngày trong 1 tháng được người dân ở thị trấn Yên Lạc tại Vĩnh Phúc áp dụng suốt nhiều năm qua. Cụ thể, gia đình hai bên chỉ được tổ chức đám cưới mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng.

Không chỉ thế, đám cưới sẽ không được dựng rạp, không sân khấu, không loa kèn, âm nhạc, không ăn lại mặt,… Trái ngược hoàn toàn với những nghi thức cưới xin thông thường.

Nhung-tuc-le-cuoi-hoi-doc-la-nhat-viet-nam-cuoi-sau-5-lan-ngu-thu-hay-chi-ruoc-dau-vao-ban-dem

Đáng nói, 80% dân số ở thị trí Yên Lạc có đời sống khá cao nhưng vẫn luôn đồng tình với quy định cưới tối giản kể trên. Vào ngày vui của gia đình, tất cả mọi người sẽ đóng cửa, dừng hết các công việc ở nhà và đi ăn cỗ. 

 

Bật mí triều đại tồn tại ngắn nhất lịch sử Việt Nam: Tên quốc hiệu khiến hàng triệu người hiểu nhầm

Đây là triều đại để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử với loạt chính sách cải cách kinh tế, văn hóa, giáo dục như: Hạn điền, hạn nô, phát hành tiền giấy, đề cao Nho giáo, phát triển chữ Nôm, mở trường học... nhưng lại có thời gian tồn tại ngắn nhất Việt Nam.