Đời sống

Hé lộ lý do không ngờ khiến người đàn ông ở Sóc Trăng từ chối bán gốc cây bàng giá 35 tỷ đồng

Tại đình thần Phụng Tường ở xã Song Phụng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng từng có 2 cây bàng đá 400 tuổi. Người dân nơi đây gọi là “cây bàng ông” và “cây bàng bà”. Từ nhiều năm trước, “cây bàng ông” đã chết khô nên trong sân đình giờ chỉ còn cây bàng bà “cô đơn”.

He-lo-ly-do-khong-ngo-khien-nguoi-dan-ong-o-soc-trang-tu-choi-ban-goc-cay-bang-gia-35-ty-dong
He-lo-ly-do-khong-ngo-khien-nguoi-dan-ong-o-soc-trang-tu-choi-ban-goc-cay-bang-gia-35-ty-dong-4
He-lo-ly-do-khong-ngo-khien-nguoi-dan-ong-o-soc-trang-tu-choi-ban-goc-cay-bang-gia-35-ty-dong-5
He-lo-ly-do-khong-ngo-khien-nguoi-dan-ong-o-soc-trang-tu-choi-ban-goc-cay-bang-gia-35-ty-dong-7
Cây bàng bà ở đình thần Phụng Tường

Vào năm 2014, ông Mai Kiên (ngụ phường 5, TP Sóc Trăng) đã ghé qua đình thần Phụng Tường và không thể rời mắt khỏi 2 cây bàng đá có kích cỡ khổng lồ. Sau khi thăm hỏi người dân địa phương, ông biết được đây là những cây bàng đã có từ nhiều thế kỷ trước.

Đáng nói, do “cây bàng ông” đã bị chết khô nên ban quản lý đình đang có ý định thuê người dân đến đốn tiếp. Trước đó, có 1 nhóm thợ ở địa phương khác nhận lời đốn cây, nhưng mới hạ được một số nhánh cây thì họ bỏ ngang. 

Theo thông tin từ người dân trong làng, nhóm người trên vừa hạ được một số nhánh cây xuống thì đêm tối nằm ngủ mơ thấy chuyện kỳ lạ nên sợ quá bỏ đi. Từ đó, không ai nhận đốn cây nữa nên cây khô dần, nhiều phần bị mục.

Với cặp mắt làm nghề gỗ hàng chục năm, ông Kiên thấy được sự độc đáo và ấn tượng riêng của cây bàng nên đã ngỏ ý muốn mua. Ban đầu, ông đưa ra mức giá 30 triệu đồng nhưng bị người phụ trách đình từ chối. Do quá yêu thích nên ông đã tăng lên con số 35 triệu đồng và trở thành chủ sở hữu chính thức của “cây bàng ông”.

Theo chia sẻ của ông Kiên, cây bàng có kích thước quá lớn nên ông đã phải thuê hơn 10 công nhân đào sâu xuống đất, bứng hết rễ cây rồi thuê xe cần cẩu hạng nặng chuyển về TP Sóc Trăng.

Quá trình bứng gốc cây kéo dài trong suốt 1 tháng với không ít khó khăn nhưng vẫn không khiến người đàn ông nản lòng: “Các công nhân phải đào ròng rã 1 tháng trời mới bứng gốc cây lên được. Do gốc cây quá lớn, tôi thuê phần đất của dân có chiều ngang 15m để làm đường cho xe cẩu vào và bồi thường các cây xanh bị ảnh hưởng hư hại. Ngoài ra, trên đường về tới TP. Sóc Trăng, tôi phải xin Sở GTVT cho xe chạy với vận tốc không khác gì đi bộ”.

Ông Kiên cho biết thêm, gốc bàng đá nặng khoảng 50 tấn, đang được trưng bày trên đường Tôn Đức Thắng (phường 5, TP Sóc Trăng). Đối với ông, đây là “báu vật” độc nhất vô nhị mà ông vô cùng tâm đắc.

Suốt những năm qua, có người đến xem và hỏi mua với giá trên 2 tỷ đồng nhưng ông Kiên không bán mà chỉ để lưu lại làm kỷ niệm. Sau đó, có nhiều đại gia, người chơi cây cảnh đến tham gia và khẳng định gốc cây cổ của ông ở Việt Nam chỉ có một.

“Có người trả giá 2 tỷ, 5 tỷ, thậm chí 35 tỷ đồng nhưng tôi không bán. Nhiều người nói tôi ngu, nói phét khi gốc cây 35 tỷ mà không bán. Tuy nhiên, không phải tự nhiên mà ban đầu họ trả vài tỷ đồng rồi bây giờ lên đến 35 tỷ đồng. Nếu nơi khác có gốc cây như thế này thì họ không trả giá đó đâu”, ông Kiên thẳng thắn chia sẻ.

“Từng có người đến hỏi mua gốc bàng này giá 35 tỷ, tôi không bán. Nhưng bây giờ ai trả giá trên 35 tỷ tôi sẽ bán”, ông Kiên nói.

He-lo-ly-do-khong-ngo-khien-nguoi-dan-ong-o-soc-trang-tu-choi-ban-goc-cay-bang-gia-35-ty-dong-1
He-lo-ly-do-khong-ngo-khien-nguoi-dan-ong-o-soc-trang-tu-choi-ban-goc-cay-bang-gia-35-ty-dong-2
He-lo-ly-do-khong-ngo-khien-nguoi-dan-ong-o-soc-trang-tu-choi-ban-goc-cay-bang-gia-35-ty-dong-3
Gốc cây bàng ông được trả giá 35 tỷ đồng

Qua góc nhìn của ông Kiên, gốc cây này có nhiều hình thù riêng biệt, phía trên giống như một bé trai đứng quay mặt vào trong. Vậy nên ông cho rằng đây là một gốc cây độc nhất vô nhị.

Anh Tính Lập (ngụ tỉnh Đồng Tháp) có dịp đi ngang Sóc Trăng ghé tham quan gốc bàng của ông Kiên cũng phải trầm trồ khen ngợi: “Từ xưa đến nay, đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy gốc cây to như ngọn núi thế này. Nói đây là gốc cây “báu vật” cũng không nói quá tí nào”.

 

Bật mí triều đại tồn tại ngắn nhất lịch sử Việt Nam: Tên quốc hiệu khiến hàng triệu người hiểu nhầm

Đây là triều đại để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử với loạt chính sách cải cách kinh tế, văn hóa, giáo dục như: Hạn điền, hạn nô, phát hành tiền giấy, đề cao Nho giáo, phát triển chữ Nôm, mở trường học... nhưng lại có thời gian tồn tại ngắn nhất Việt Nam.