Sau khi đe dọa Kiev, ông Trump tuyên bố về ‘hạn chót’ để Nga đồng ý chấm dứt xung đột ở Ukraine
Mới đây, Tổng thống Trump đã tuyên bố về ‘hạn chót mang tính tâm lý’ để Nga đồng ý thỏa thuận ngừng bắn ở Ukraine.
Vào tối ngày 303, trên chuyên cơ Không Lực Một, khi được phóng viên hỏi liệu có thời hạn nào để Nga đồng ý ký kết một thỏa thuận hòa bình hay không, Tổng thống Trump cho biết có một “hạn chót mang tính tâm lý” để Nga đồng ý ngừng bắn tại Ukraine.
“Đó là một hạn chót mang tính tâm lý. Nếu tôi cảm thấy họ đang kéo dài thời gian với chúng ta, tôi sẽ không hài lòng về điều đó”, ông Trump cho biết.

Theo ông Trump, Nga không cố tình trì hoãn Mỹ và Tổng thống Putin “muốn đạt được một thỏa thuận”. Trong khi đó, chủ nhân Nhà Trắng cho rằng ông Zelensky đang do dự về việc ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ. Nói về việc này, Tổng thống Mỹ cảnh báo răng: “Nếu ông ấy làm vậy thì sẽ có rắc rối rất lớn. Chúng tôi đã đạt được thỏa thuận về đất hiếm, và bây giờ ông ấy lại nói muốn đàm phán lại thỏa thuận. Ông ấy muốn trở thành thành viên NATO. Nhưng Ukraine chưa bao giờ có cơ hội vào NATO cả. Ông ấy hiểu điều đó. Vì vậy, nếu ông ấy muốn đàm phán lại thỏa thuận, thì ông ấy sẽ gặp rắc rối lớn”.
Vào ngày 29/3, Bloomberg đưa tin rằng Kiev đang yêu cầu sửa đổi đề xuất hiện tại, bao gồm việc Mỹ đầu tư nhiều hơn và làm rõ cách thức hoạt động của quỹ đầu tư chung.
Trong khi đó, chính quyền ông Trump coi thỏa thuận khoáng sản là một phần thiết yếu trong con đường hướng tới hòa bình giữa Ukraine và Nga. Tuy nhiên, Mỹ lại không đưa ra đảm bảo an ninh cụ thể nào để đổi lấy quyền tiếp cận rộng rãi các nguồn tài nguyên Ukraine.
Ukrain và Mỹ từng dự kiến ký thỏa thuận khoáng sản vào ngày 28/2 tại Phòng Bầu dục. Song, kế hoạch bị đổ vỡ sau một cuộc tranh cãi nảy lửa giữa ông Zelensky, ông Trump và Phó Tổng thống JD Vance.

Sau đó, Mỹ đã đưa ra một phiên bản mới của thỏa thuận cho phía Ukraine. Theo đó, Mỹ muốn hợp tác để lấy lại 120 tỷ USD đã viện trợ quân sự cho Ukraine. Không chỉ thế, Ukraine còn phải đối mặt với khoản lãi suất 4% mỗi năm với số tiền này.
Trước nhận định trên của chính quyền ông Trump, phía Ukraine khẳng định rằng họ không coi những khoản viện trợ trước đó của Mỹ là khoản nợ trong bất cứ thỏa thuận khoáng sản nào.
Theo Telegraph, trường hợp Ukraine đồng ý với bản dự thảo mới của Mỹ đồng nghĩa với việc con đường gia nhập EU của Kiev sẽ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Được biết, dự thảo thỏa thuận, mọi dự án đầu tư mới liên quan đến phát triển tài nguyên hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng mới của Ukraine trước tiên phải được trình lên quỹ chung để Mỹ xem xét. Điều này sẽ không lại tương thích với các yêu cầu của EU trong việc tích hợp nền kinh tế Ukraine vào Liên minh châu Âu.

Theo NBC, Tổng thống Trump từng cho biết ông không hài lòng với ông Putin. Lý do là vì Tổng thống Nga đã gợi ý rằng Ukraine cần một chính quyền mới. Trước động thái này, ông Trump đã đưa ra cảnh báo áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga nếu Moscow không chịu đàm phán để chấm dứt xung đột tại Ukraine.