Thế giới

Sau khi Ukraine bị NATO từ chối gia nhập liên minh, phía Nga lập tức đưa ra lời cảnh báo đanh thép

Trước thông tin Ukraine chưa thể gia nhập NATO trong tương lai gần, phía Nga đã lập tức đưa ra lời cảnh báo đanh thép.

Vào ngày 5/2, ông Dmitry Peskov - người phát ngôn Điện Kremlin cảnh báo ý tưởng nguy hiểm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về việc sở hữu vũ khí hạt nhân.

Nhìn chung, những tuyên bố như vậy cũng như tất cả các tuyên bố tương tự đều đang tiến gần đến sự điên rồ”, ông Dmitry Peskov cảnh báo.

Sau-khi-ukraine-bi-nato-tu-choi-gia-nhap-lien-minh-phia-nga-lap-tuc-dua-ra-loi-canh-bao-danh-thep
Ông Dmitry Peskov - người phát ngôn Điện Kremlin

Không chỉ thế, người phát ngôn Điện Kremlin muốn châu Âu thừa nhận rằng việc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine là vô lý và nguy hiểm. “Chúng tôi hy vọng châu Âu vẫn hiểu biết tỉnh táo về sự vô lý và nguy cơ tiềm ẩn khi thảo luận về chủ đề như vậy, bất chấp trình độ chuyên môn đáng ngờ của các chính trị gia hiện tại của họ”, ông nói.

Theo đó, những phát ngôn của ông Dmitry Peskov được đưa ra sau khi Tổng thống Zelensky thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn rằng Ukraine chưa thể gia nhập NATO trong tương lai gần.

Nói về mốc thời gian Ukraine có thể gia nhập NATO, ông Zelensky cho rằng quá trình này có thể mất “nhiều năm hoặc thậm chí hàng thập niên”. Chính vì thế, Kiev đã đề nghị các nước phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí hạt nhân để Ukraine duy trì “một đội quân trị giá hàng triệu USD”.

“Gói viện trợ sẽ bao gồm những gì, sẽ có những loại tên lửa nào, họ có cho chúng tôi vũ khí hạt nhân không? Vậy thì hãy cho chúng tôi vũ khí hạt nhân. Hãy làm thế này: Trả lại cho chúng tôi vũ khí hạt nhân, cung cấp cho chúng tôi hệ thống tên lửa”, ông Zelensky cho hay.

Sau-khi-ukraine-bi-nato-tu-choi-gia-nhap-lien-minh-phia-nga-lap-tuc-dua-ra-loi-canh-bao-danh-thep-2
Tổng thống Ukraine

Theo bà Maria Zakharova - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, những tuyên bố của Tổng thống Ukraine liên quan đến việc kêu gọi phương Tây viện trợ vũ khí là nguyên nhân gây ra mối quan ngại nghiêm trọng.

Từ tuyên bố trên có thể hiểu rằng chính quyền Nga đang nhìn nhận các nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine không phải nguồn năng lượng hòa bình mà là “vũ khí” của chính quyền Kiev nhằm gây thêm sức ép.

Vào tháng 9/2022, Ukraine chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO vào tháng 9/2022. Đây được xem là mục tiêu lớn của Ukraine. Kiev thậm chí đưa điều này vào Hiến pháp.

Trước đó, vào năm 2008, NATO đã cam kết đưa Ukraine, phớt lờ cảnh báo của Nga rằng Moscow coi đề xuất này là mối đe dọa lớn đối với an ninh quốc gia. Theo các quan chức Nga, xung đột Ukraine nổ ra phần lớn do khối quân sự này tìm cách kết nạp Kiev.