Giải đáp câu hỏi hàng triệu người quan tâm về ngôi nhà cô đơn nhất thế giới, tỏa ra luồng khí ghê sợ
Ngôi nhà được ‘ngụy trang’ trong địa hình núi non màu nâu và được mệnh danh là ‘ngôi nhà cô đơn nhất thế giới’, luôn tỏa ra một luồng khí bí ẩn và bất an đến đáng sợ.
Ngôi nhà Buffa Di Perrero nằm ở rìa núi Dolomite của Ý, với độ cao gần 2.800m. Tính đến hiện tại, ngôi nhà đã hơn 100 năm tuổi, luôn tỏa ra một luồng khí bí ẩn, khiến bất cứ ai trải nghiệm đề thấy bất an.
Trước đó, để chiêm ngưỡng cận cảnh ngôi nhà, du khách chỉ có thể sử dụng thang dây và cáp treo tạm thời để vận chuyển vật tư xây dựng. Cho đến tận ngày nay, con đường Via Ferrata Ivano Dibona (có nghĩa là “con đường sắt” trong tiếng Ý), vẫn là con đường mòn khó khăn và nguy hiểm, chỉ dành cho những người leo núi có nhiều năm kinh nghiệm.
Bên cạnh việc khám phá, nhiều người còn có không ít thắc mắc xoay quanh quá trình xây dựng ngôi nhà. Bởi lẽ, vào 1 thế kỷ trước, việc xây nhà trên một ngọn núi cao như vậy vô cùng khó khăn.
Theo chia sẻ của các nhà sử học, ngôi nhà được xây dựng để làm nơi nghỉ ngơi cho những người lính Ý trong Thế chiến thứ nhất - họ đã từng chiến đấu với quân Áo-Hung trên địa hình núi non vô cùng nguy hiểm. Cụ thể, ngôi nhà trở thành nơi cất giữ lương thực, vũ khí và nơi ẩn náu của người lính khỏi kẻ thù.
Nói về nguồn gốc tên Buffa Di Perrero, ngôi nhà được đặt theo tên của người lính Alpini, Đại tá Carlo Buffa Di Perrero. Ông là một anh hùng trong chiến tranh với niềm yêu thích chinh phục những ngọn núi.
Qua nhiều năm hứng chịu bão tuyết, mái nhà bị phá hủy hoàn toàn. Mãi đến gần đây, để tưởng nhớ và vinh danh Buffa Di Perrero, người ta đã tiến hành cải tạo lại ngôi nhà. Cũng nhờ vậy mà ngôi nhà trở thành điểm đến thú vị của hàng triệu du khách, mang đến một vị trí thuận lợi để ngắm nhìn toàn bộ dãy Dolomite hùng vĩ.
Đáng nói, sau khi biết đến ngôi nhà, một nhóm giám sát các con đường mòn đi bộ đường dài trong khu vực đã tạo ra một công trình tương tự có tên là Bivouac Fanton.
Ngôi nhà mới nằm cạnh đèo Forcella Marmarole có thiết kế hiện đại và được dùng làm trạm dừng chính thức cho người leo núi, với sức chứa tối đa là 12 người.