Đời sống

Nhà khoa học tiết lộ cách ông đánh bại căn bệnh ung thư giai đoạn cuối nhờ phương pháp điều trị mới

Một năm sau khi điều trị bằng phương pháp mới, người đàn ông này không còn dấu hiệu ung thư trong xét nghiệm máu hoặc chụp chiếu.

Larry Boyer, 56 tuổi, nhận thông báo chỉ còn sống được 6 tháng sau khi được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy giai đoạn bốn. Đây là một trong những căn bệnh ung thư gây tử vong cao nhất thế giới - chỉ có 3% bệnh nhân sống sót.

Nha-khoa-hoc-tiet-lo-cach-ong-danh-bai-can-benh-ung-thu-giai-doan-cuoi-nho-phuong-phap-dieu-tri-moi

Là một nhà khoa học dữ liệu đã nghỉ hưu, Larry Boyer biết rằng mình đang gặp bất lợi. Nhưng 18 tháng sau, người cha của hai đứa trẻ đến từ Connecticut đã sống sót và thật kỳ diệu là ông đã khỏi bệnh ung thư.

Theo đó, ông đã thuyên giảm bệnh nhờ liệu pháp thử nghiệm bao gồm đông lạnh khối u đến khi tiêu diệt được và tiêm trực tiếp các tế bào tiêu diệt ung thư vào khối u.

Nha-khoa-hoc-tiet-lo-cach-ong-danh-bai-can-benh-ung-thu-giai-doan-cuoi-nho-phuong-phap-dieu-tri-moi-1

Ông Boyes cho biết: “Khi được chẩn đoán lần đầu vào tháng 5 năm 2022, tôi được dự đoán có thể sống trong một năm với phương pháp điều trị chăm sóc tiêu chuẩn hoặc sáu tháng nếu không được điều trị.

Nhưng sự kết hợp giữa phương pháp điều trị của tôi với phương pháp điều trị hóa chất tiêu chuẩn đã mang lại cho tôi kết quả tốt nhất có thể. Một năm sau, tôi không còn dấu hiệu ung thư trong xét nghiệm máu hoặc chụp chiếu nữa”.

Ông Boyer được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vào tháng 5 năm 2022 sau khi đến gặp bác sĩ và phàn nàn về cơn đau ở lưng, sau đó lan ra ngực. Vào thời điểm đó, ông nghĩ rằng đó chỉ là căng cơ. 

Ban đầu, ông Boyer phải trải qua 6 đợt hóa trị tiêu chuẩn, giúp ông có thể sống thêm được vài tháng. Dẫu vậy, ông không bỏ cuộc mà bắt đầu nghiên cứu các liệu pháp thử nghiệm trực tuyến. 

Nha-khoa-hoc-tiet-lo-cach-ong-danh-bai-can-benh-ung-thu-giai-doan-cuoi-nho-phuong-phap-dieu-tri-moi-3

Không lâu sau, ông biết đến Viện Ung thư Williams ở California. Nơi đây là một trong số ít phòng khám bắt đầu cung cấp phương pháp điều trị tiên phong mới chưa được chấp thuận hoàn toàn tại Hoa Kỳ.

Phương pháp tiếp cận hai hướng bao gồm việc đông lạnh khối u thông qua một thủ thuật được gọi là phá hủy bằng nhiệt độ thấp, phẫu thuật lạnh hoặc liệu pháp lạnh. Các bác sĩ sẽ đưa một đầu dò kim loại nhỏ qua da vào khối u, tại đó, khí cực lạnh sẽ được giải phóng trực tiếp vào khối u để tiêu diệt tế bào. 

Bước thứ hai sử dụng liệu pháp miễn dịch nội khối u, trong đó thuốc được tiêm trực tiếp vào khối u để kích hoạt phản ứng miễn dịch. Phương pháp điều trị này sử dụng hai loại thuốc: Yervoy, có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu tấn công tế bào ung thư, và Opdivo có tác dụng giúp tế bào miễn dịch nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư.

Các nghiên cứu ban đầu cho thấy liệu pháp này có thể điều trị cho những người không thể phẫu thuật vì ung thư đã phát triển đến mức không thể kiểm soát. Bác sĩ y khoa và bác sĩ X-quang Jason Williams là người tiên phong trong lĩnh vực mới nổi này và đã áp dụng phương pháp này tại các phòng khám của mình ở Hoa Kỳ trong nhiều năm.

Phương pháp mới của ông, được gọi là “Miễn dịch trị liệu trong khối u với PEF (hoặc trường điện xung) và phương pháp đông lạnh”, được coi là hợp pháp tại Hoa Kỳ. Nhưng phương pháp này chưa được chấp thuận để điều trị ung thư tuyến tụy, khiến việc tiếp cận phương pháp này không đồng đều và cực kỳ tốn kém vì không được bảo hiểm chi trả. 

Ông Boyer đã đến phòng khám của Williams ở Cabo San Lucas, thuộc tiểu bang Baja California của Mexico, nơi chi phí thực hiện thủ thuật này chỉ bằng 1/10 giá ở Hoa Kỳ. Nhưng sau cùng, ông vẫn phải tự trả hơn 125.000 đô la cho các thủ tục này.

Boyer được điều trị theo phác đồ ba lần một tuần trong ba tuần, vào ba thời điểm khác nhau, xen kẽ là hóa trị. Được biết, ông đã trải qua đợt điều trị đầu tiên vào cuối tháng 9 và một tháng sau, các bác sĩ cho biết khối u gan của ông Boyer đang “hóa lỏng”.

Đến đầu tháng 11, kết quả chụp chiếu cho thấy khối u lớn ở gan của ông đã co lại 50% và khối u lớn ở tuyến tụy đã giảm kích thước 65%. Người ta cũng phát hiện ra rằng 13 khối u nửa inch trong gan của ông đã biến mất cùng với một khối u lớn hơn khác.

Các lần chụp chiếu gần đây không phát hiện bất kỳ tế bào ung thư nào trong cơ thể ông nghĩa là bệnh tình hiện đang thuyên giảm. Ông ấy sẽ không được tuyên bố khỏi bệnh và không còn ung thư cho đến khi có kết quả xét nghiệm âm tính trong 5 năm.

Ung thư tuyến tụy là một trong những căn bệnh gây tử vong nhiều nhất ở Hoa Kỳ vì bệnh thường không có triệu chứng. Điều này có nghĩa là bệnh thường không được chẩn đoán cho đến giai đoạn bốn, khi tỷ lệ sống sót sau 5 năm giảm xuống còn khoảng 3% trăm.

Nha-khoa-hoc-tiet-lo-cach-ong-danh-bai-can-benh-ung-thu-giai-doan-cuoi-nho-phuong-phap-dieu-tri-moi-4

Ung thư tuyến tụy là loại ung thư phổ biến thứ mười ở Hoa Kỳ, với khoảng 66.000 người Mỹ được chẩn đoán mắc căn bệnh này.