Top 5 động vật lặn sâu nhất thế giới: Loài lặn ở độ sâu lớn nhất đạt gần 3.000m trong gần 4 tiếng
1. Chim cánh cụt hoàng đế (Aptenodytes forsteri) 500 m
Khi ở trên bờ, chim cánh cụt di chuyển khá khó khăn và chậm chạp. Do không thể bay nên loài chúng dường như tốn rất nhiều năng lượng khi chỉ tiến từng bước nhỏ.
Tuy nhiên, loài chim vụng về này lại khác hẳn khi ở dưới nước. Theo đó, chim cánh cụt có thể lặn sâu và lâu hơn bất kỳ loài chim nào khác. Dựa vào thông tin được nghiên cứu của Đại học Bristol, chúng có thể ở dưới nước trong 27 phút khi lặn xuống độ sâu lên tới 500 m nhờ hạ thấp nhịp tim từ 70 xuống 10 nhịp/phút.
2. Rùa da (Dermochelys coriacea) 1.200 m
Nếu chỉ tính riêng về bò sát thì rùa da là loài lặn sâu nhất. Cụ thể, chúng có thể lặn sâu tới 1.200 m. Vào năm 2010, một nhóm tác giả đã gắn cảm biến gia tốc vào rùa cái làm tổ ở quần đảo Virgin. Điều đáng ngạc nhiên là chúng đã hạ thấp dần theo đường dốc ở giai đoạn bơi tích cực trước khi lượn quanh, sau đó lại ngoi lên chậm rãi để tránh bệnh giảm áp. Nhiệt độ cơ thể thấp của rùa cũng có thể giúp chúng tránh hình thành bong bóng nitrogen trong mạch máu.
3. Cá mập voi (Rhincodon typus)
Nói đến loài cá lớn nhất lặn sâu nhất không thể không nhắc đến cá mập voi. Thông thường, loài cá khổng lồ này hay kiếm ăn gần mặt nước. Nhưng một nghiên cứu sử dụng thẻ để ghi lại chuyển động của cá mập voi phát hiện một số lần lặn cực sâu của chúng, sâu nhất là 1.928 m.
4. Cá nhà táng (Physeter macrocephalus) 2.250 m
Cá nhà táng thường bơi đến vùng chạng vạng, khu vực âm u thiếu ánh sáng để ăn mực khổng lồ. Theo Đại học Hawaii, chúng tiến hóa xương sườn và phổi đặc biệt để không khí tập trung ở một khu vực nhỏ và nhịp tim của chúng giảm khi lặn sâu 2.250 m.
5. Cá voi mỏ khoằm Cuvier (Ziphius cavirostris) 2.992 m
Cá voi mỏ khoằm Cuvier được nhận định là lặn sâu nhất trong so với các loại cá voi khác. Vào năm 2020, loài động vật biển có vú này cũng lập kỷ lục lặn lâu nhất ở dưới nước, trong khoảng 3 giờ 43 phút.
Theo Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, việc ngừng hoạt động một số cơ quan giúp chúng sống sót trong chuyến lặn sâu kéo dài. Cá voi mỏ khoằm Cuvier sống ẩn dật và giới nghiên cứu biết rất ít về chúng do chúng dành phần lớn thời gian dưới nước.
Người Nhật có thói quen ăn cơm trắng nhưng ít bị tiểu đường, sự khác biệt trong cách ăn ít ai biết
Mặc dù người Nhật rất yêu thích món cơm trắng nhưng tỉ béo phì và mắc bệnh tiểu đường rất thấp. Lý do liên quan đến sự khác biệt trong cách ăn mà không mấy ai biết.