Sai lầm lớn nhất đời Lưu Bị: Cất công 3 lần đi mời Gia Cát Lượng nhưng lại bỏ lỡ 1 vị sư phụ vô song
Từ một kẻ bán giày cỏ, Lưu Bị dấn thân vào quân đội rồi dần dần gây dựng cơ đồ của riêng mình. Tuy nhiên, đến cuối đời Lưu Bị vẫn không thể phục hưng được nhà Hán mà phải ra đi trong tiếc nuối.
3 lần đến tận nhà mời Gia Cát Lượng
Theo ghi chép của lịch sử, Lưu Bị (sinh 161) từng 3 lần đến nhà tranh mời Gia Cát Lượng (sinh 181) xuất núi trợ giúp, tạo nên giai thoại “Tam cố thảo lư” nổi tiếng thời Tam Quốc. Sau khi nhận lời phò tá, Gia Cát Lượng đã đi khắp đông tây, gần như giúp Lưu Bị một tay lập nên chế độ Thục Hán.
Để mời được Gia Cát Lượng - bậc kỳ tài hiếm có, Lưu Bị đã đích thân tới Long Trung với không ít thử thách. Lần Lưu Bị không gặp được Gia Cát Lượng, lần thứ hai bị từ chối. Phải đến lần thứ ba, ông mới được trò chuyện với Gia Cát Lượng. Trước tấm chân tình và sự cố gắng của Lưu Bị, Gia Cát Lượng đã đồng ý phò tá ông.
Những giai đoạn tiếp theo, Gia Cát Lượng từng bước giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán. Đồng thời, Gia Cát Lượng cũng một lòng phò tá cho Hậu chủ Lưu Thiện sau này.
Vô tình bỏ qua nhân tài
Trong cả cuộc đời của Lưu Bị, có lẽ việc bỏ lỡ Thôi Châu Bình (bạn thân của Gia Cát Lượng) là một trong những sai lầm lớn nhất. Bởi lẽ, Thôi Châu Bình có năng lực vượt xa cả Gia Cát Khổng Minh.
Thôi Châu Bình xuất thân quan thần thế gia, cha ông từng làm quan lớn. Từ nhỏ, ông đã quyết chí phấn đấu, ép bản thân học binh pháp và sách của các thánh nhân, tuổi còn trẻ mà đã được đề cử làm quan.
Tuy nhiên, do thất vọng trước tình thế lúc bấy giờ, Thôi Châu Bình đã từ chức để sống mai danh ẩn tích. Ông là người thích ngao du tự tại và kết giao với các anh hùng trong thiên hạ.
Đáng nói, Thôi Châu Bình đã nhiều lần bày tỏ thiện chí muốn giúp đỡ, mong Lưu Bị có thể mời ông lần nữa. Nhưng đáng tiếc Lưu Bị khi đó chỉ một lòng hướng về Gia Cát Lượng, nên cuối cùng đã bỏ lỡ một nhân tài lớn như ông. Đây chắc chắn là sự tiếc nuối vô cùng lớn trong cuộc đời của Lưu Bị.
Lời dự đoán đi trước thời cuộc
Từ lần gặp gỡ Lưu Bị, Thôi Châu Bình đã nhìn thấy con đường phía trước của vị quân chủ này. Việc phục hưng Hán thất chẳng qua là bất tuân ý trời, còn Gia Cát Lượng thì tuy gặp được chủ nhưng lại sai thời điểm.
Thôi Châu Bình cũng từng nói rằng con người nên tuân theo mệnh trời thì an nhàn, còn đối nghịch lại thì vất vả. Ông từng đưa ra dự đoán rằng dù Gia Cát Lượng có phò tá Lưu Bị thì cũng không thể phục hưng Hán thất và có thể rơi vào kết cục không mấy tốt đẹp.
Kết cục sau này của Gia Cát Lượng giống với dự đoán của Thôi Châu Bình. Ông cả đời cống hiến, hết mực trung thành phò tá Lưu Bị và Thục Hán, nhưng cuối cùng cũng qua đời vì lao lực. Lưu Bị mất đi, Gia Cát Lượng vì quá lao lực mà cũng ra đi ở độ tuổi 53.
Dự đoán của Thôi Châu Bình cho thấy tài năng xuất chúng của ông. Nếu Lưu Bị mời được Thôi Châu Bình phò tá thì có lẽ sự nghiệp phục hưng Hán thất sẽ khác. Mặt khác, nếu có sự trợ giúp của người bạn Thôi Châu Bình, Gia Cát Lượng có thể sẽ hoàn thành được tâm nguyện của Lưu Bị.
Đáng tiếc Lưu Bị vô tình bỏ qua một nhân tài hiếm có này. Mặt khác, việc Thôi Châu Bình chọn cách mai danh ẩn tích cũng khiến nhiều người cảm thấy tiếc nuối.
Theo Sohu
Lý do thực sự khiến Tào Tháo thẳng tay đoạt mạng sống của Hoa Đà - đại danh y của Trung Quốc cổ đại
Mãi tới về sau, khi đứa Tào Xung qua đời vì bệnh tật, Tào Tháo mới thốt lên rằng: ‘Ta hối hận vì đã giết Hoa Đà, hậu quả là hại con trai ta cũng chết theo’.