Đời sống

Rừng sến mật duy nhất ở Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á: Nằm trong danh sách đỏ, có cây gần 100 tuổi

Rừng sến mật duy nhất ở Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á: Nằm trong danh sách đỏ, có cây gần 100 tuổi

Rừng sến duy nhất ở Việt Nam nằm trên địa bàn ba xã của huyện Hà Trung gồm Hà Tân, Hà Đông và Hà Lĩnh, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 25 km. Tổng diện tích của khu rừng lên đến 520ha, ước lượng có hàng chục vạn cây lớn nhỏ khác nhau. Cũng chính vì thế mà nơi đây trở thành là khu bảo tồn loài sến mật lớn nhất Đông Nam Á.

Rung-sen-mat-duy-nhat-o-viet-nam-va-lon-nhat-dong-nam-a-nam-trong-danh-sach-do-co-cay-gan-100-tuoi
Rung-sen-mat-duy-nhat-o-viet-nam-va-lon-nhat-dong-nam-a-nam-trong-danh-sach-do-co-cay-gan-100-tuoi
Ảnh: Báo Thanh Hóa

Theo thông tin từ ông Trịnh Xuân Đắc, 53 tuổi, nhân viên bảo vệ rừng Tam Quy, cây sến phân bố rải rác trên các quả đồi thấp, độ cao 50-325 m. Cây sến mật lớn nhất ở Tam Quy có tuổi đời gần 100 năm, đường kính khoảng 70 cm, một người lớn ôm không xuể.

Rung-sen-mat-duy-nhat-o-viet-nam-va-lon-nhat-dong-nam-a-nam-trong-danh-sach-do-co-cay-gan-100-tuoi-5
Ảnh: Báo Thanh Hóa

Sến mật là loài cây gỗ lớn có tên khoa học là Madhuca pasquieri thuộc họ hồng xiêm (Sapotaceae), bộ hồng xiêm (Sapotales). Trên thế giới sến mật phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Đông Nam Á.

Để bảo vệ được khu rừng đặc dụng với nhiều giống cây quý có tên trong sách đỏ Việt Nam, chính quyền địa phương đã yêu cầu lực lượng kiểm lâm lập nhiều biển báo, cắm chốt ở các điểm có đường dân sinh ngang qua để tránh tình trạng chặt phá, đốt lửa.

Rung-sen-mat-duy-nhat-o-viet-nam-va-lon-nhat-dong-nam-a-nam-trong-danh-sach-do-co-cay-gan-100-tuoi
Ảnh: Báo Thanh Hóa

Không chỉ thế, kiểm lâm còn phải thường xuyên tuần tra bằng xe máy. Nhiều vị trí ông Đắc và đồng nghiệp phải đi bộ, băng rừng rậm vào kiểm tra các điểm nhạy cảm, nguy cơ rừng bị xâm hại.

Tại Việt Nam sến mật mọc rải rác, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Sến mật ở Tam Quy mọc tập trung gần như thuần loài, là nơi quần tụ tự nhiên độc đáo nhất của khu vực Đông Nam Á.

Rung-sen-mat-duy-nhat-o-viet-nam-va-lon-nhat-dong-nam-a-nam-trong-danh-sach-do-co-cay-gan-100-tuoi
Ảnh: Báo Thanh Hóa

Ông Nguyễn Văn Chương – Trạm trưởng trạm bảo vệ rừng sến Tam Quy cho biết, sến mật được xếp vào nhóm thực vật đa tác dụng, gỗ sến rất rắn chắc được liệt trong nhóm tứ thiết (đinh, lim, sến, táu). 

Thông thường, gỗ sến được sử dụng trong xây dựng, than của cây sến có nhiệt lượng cao dùng để rèn các loại gia cụ và nông cụ mà không có loại than nào sánh bằng. Quả sến có thể ép lấy dầu ăn thay mỡ động vật; lá sến là thành phần của một số loại thuốc dân gian trị bệnh ngoài da và chữa bỏng.

Ngoài sến, rừng Tam Quy còn phân bố nhiều loài cây khác như lim xanh, giẻ, chẹo, trâm, chẩu hoặc thông,... Những năm gần đây loài lim xanh phát triển rất mạnh, cây lớn nhất có đường kính đến 1,2 mét. Rừng sến mật do đó đã biến động từ rừng thuần loại đến rừng sến hỗn loài.

 

Cây gỗ quý hiếm 1500 tuổi - di sản của Việt Nam: ‘Thần mộc’ cao 70m, được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt

Theo phân tích của các chuyên gia, cây thuộc nhóm gỗ quý hiếm có tuổi đời khoảng 1500 tuổi với đường kính gần 4 m, thân thẳng đứng, cao khoảng 70 m.