Nơi duy nhất có đến 7 cây được công nhận là cây di sản Việt Nam: Cây tuổi đời cao nhất 600 năm tuổi
- Rừng sến mật duy nhất ở Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á: Nằm trong danh sách đỏ, có cây gần 100 tuổi
- Thông tin ngôi làng có 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bằng 1 hủ tục tâm linh
- Cây gỗ quý hiếm 1500 tuổi - di sản của Việt Nam: ‘Thần mộc’ cao 70m, được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt
Vào năm 2017, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng) có đến 7 cây được Hội đồng Cây di sản Việt Nam công nhận, bao gồm cây đa hơn 600 tuổi ở phía sau chùa Linh Ứng; cây thị hơn 200 tuổi ở sau chùa Tam Thai; 2 cây bàng ở phía trước chùa Tam Thai và cụm 3 cây bồ kết ở động Tàng Chơn.
1. Cây đa sộp hơn 600 tuổi
Cây đa sộp hơn 600 tuổi mọc trên núi đá vôi, gốc và hệ thống rễ bao phủ, to đến độ hàng chục người ôm không xuể. Cây cao khoảng 30m, tán bao trùm và che chở cho toàn bộ ngôi cổ tự, tạo cảm giác thâm u và uy nghiêm chốn cửa Phật.
Được biết, do lối đi lên cây đa có sự chênh vênh nên Ban Quản lý danh thắng Ngũ Hành Sơn đã làm một cầu thang tạm để phục vụ khách tham quan.
2. Ba cây bồ kết từ 160 - 210 tuổi
Sau lưng chùa Linh Ứng tự, bên lối dẫn vào Tàng Chơn động là 3 cây bồ kết có tuổi đời từ 160 năm - 210. Tuy nhiên, hiện chỉ còn 2 cây sống, thế tựa vào nhau, 1 cây đứng riêng đã bị chết vì sâu mục, buộc Ban Quản lý khu dánh thắng Ngũ Hành Sơn phải cưa bỏ để đảm bảo an toàn cho du khách khi tham quan động Tàng Chơn.
3. Hai cây bàng 240 - 350 tuổi
Hai cây bàng “cái” và “đực” mọc trước sân chùa Tam Thai, trên ngọn Thủy Sơn. Theo các sư thầy và bậc cao niên địa phương, đối chiếu những sự kiện lịch sử tại Ngũ Hành Sơn thì có thể 2 cây bàng này được trồng vào thời vua Minh Mạng, khi ông cho trùng tu và phong Quốc tự Tam Thai (năm 1825).
Người dân địa phương cho rằng, sự đặc biệt của 2 cây bàng có âm và có dương, có “đực” và “cái”. Lý do ngẫu nhiên một cây bàng bên phải của chùa có một bìu thịt dư lồi ra khá to người ta gọi là bàng “đực”, cây bên trái có một khe lõm vào, người ta gọi là bàng “cái”.
Hai cây bàng có gốc cuộn nhiều hình thù lý thú với đầy nấm, rêu. Phần thân có nhiều cây nhỏ sống ký sinh với phần tán rộng phủ bóng mắt khắp sân chùa.
4. Cây thị 205 năm tuổi
Cây thị 205 tuổi mọc ở phía sau chùa Tam Thai. Do nằm lọt thỏm trong khu vực nhà chùa đã xây nhà ở, du khách muốn chiêm ngưỡng phải đi vòng sang phía bên phải chùa (theo hướng từ cổng vào). Cây thị xanh tốt, hàng năm đều ra hoa kết trái.
Cây gỗ quý hiếm 1500 tuổi - di sản của Việt Nam: ‘Thần mộc’ cao 70m, được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt
Theo phân tích của các chuyên gia, cây thuộc nhóm gỗ quý hiếm có tuổi đời khoảng 1500 tuổi với đường kính gần 4 m, thân thẳng đứng, cao khoảng 70 m.