Đời sống

Nam sinh cấp 2 từng nhặt được chiếc lá trên núi, không ngờ là bảo vật quốc gia, có lịch sử hơn 6000 năm

Vào năm 1958, tại huyện Nhiêu Hà, thành phố Song Áp Sơn, tỉnh Hắc Long Giang, trong lúc đi lên núi nhặt củi, Tiểu Ca - cậu học sinh cấp 2 đã phát hiện ra một chiếc lá có hình dáng kỳ lạ.

Nam-sinh-cap-2-nhat-duoc-chiec-la-tren-nui-khong-ngo-la-bao-vat-quoc-gia-co-lich-su-hon-6000-nam
Nam-sinh-cap-2-nhat-duoc-chiec-la-tren-nui-khong-ngo-la-bao-vat-quoc-gia-co-lich-su-hon-6000-nam

Thấy vậy, Tiểu Ca liền tiến đến và nhặt nó lên để nhìn kỹ hơn. Sau ít giây, cậu bé nhận thấy đâu không phải một chiếc lá đơn thuần vì được làm từ đà và đánh bóng kỹ càng.

Ngay khi về đến nhà, Tiểu Ca đã mang chiếc lá đi khoe với các bạn của mình. Mới đầu, những người bạn của cậu vô cùng tò mò và thích thú khi nhìn thấy chiếc lá được làm từ đá. Tuy nhiên, sau ít phút đám trẻ đã chào tạm biệt Tiểu Ca ra về vì không còn thấy hứng thú với chiếc lá nữa.

Nam-sinh-cap-2-nhat-duoc-chiec-la-tren-nui-khong-ngo-la-bao-vat-quoc-gia-co-lich-su-hon-6000-nam

Thấy vậy, Tiểu Ca đã mang chiếc lá về nhà rồi bỏ vào trong ngăn bàn học. Mãi đến năm 1965, khi các chuyên gia khảo cổ đến Hắc Long Giang để tiến hành thu thập các di vật văn hóa, chiếc lá mới có “cơ duyên” được nhiều người biết đến hơn. 

Theo đó, các chuyên gia đã đến các ngôi làng ở Hắc Long để tuyên truyền một số kiến thức về các di vật văn hóa và thu thập các cổ vật. Nghe xong, Tiểu Ca liền nhớ lại về chiếc lá bằng đá kỳ lạ của mình. Anh liền hỏi các chuyên gia rằng: “Chiếc lá bằng đá có được coi là di vật văn hóa không ạ”.

Qua những miêu tả của Tiểu Ca, các chuyên gia phỏng đoán chiếc lá có thể có lai lịch không hề đơn giản. Vậy nên, họ đã theo Tiểu Ca về nhà để tận mắt xem chiếc lá.

Khi Tiểu Ca lấy chiếc lá ra, các chuyên gia đã quan sát và xác định rằng chiếc có nguồn gốc lâu đời. Để có thể xác định chính xác nguồn gốc hiện vật, họ đã mượn chiếc lá từ chàng trai trẻ và mang nó về viện nghiên cứu.

Kết quả, các chuyên gia đều vô cùng kinh ngạc khi chiếc lá này là một sản phẩm của thời kỳ đồ đá mới, có lịch sử hơn 6.000 năm. Đây có thể được coi là một di vật văn hóa vô cùng quý hiếm. 

Nam-sinh-cap-2-nhat-duoc-chiec-la-tren-nui-khong-ngo-la-bao-vat-quoc-gia-co-lich-su-hon-6000-nam

Không chỉ thế, sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng về hình dạng và đối chiếu với những tư liệu lịch sử có liên quan, các chuyên gia đã đưa ra kết luận rằng, chiếc lá này không phải là một món đồ thủ công bình thường. Chiếc lá này là bảo vật quốc gia vô giá và có ý nghĩa lịch sử cực kỳ lớn.

Tiếp đến, các chuyên gia đã liên lạc với Tiểu Ca để hỏi về “cơ duyên” anh nhặt được chiếc lá. Nghe xong toàn bộ câu chuyện, các chuyên gia ngay lập tức đã đến ngọn núi gần nhà Tiểu Ca và bắt đầu khai quật. 

Thật bất ngờ khi các chuyên gia khảo cổ đã tìm thấy được một nghĩa trang của các thủ lĩnh bộ lạc thời nguyên thủy và thu thập được rất nhiều cổ vật bằng đá tại khu di tích lịch sử này.

Để ghi nhận sự đóng góp của Tiểu Ca, Bảo tàng tỉnh Hắc Long Giang đã trao thưởng 10 NDT (tương đương với gần 33.000 đồng) tiền mặt cho anh. Vào thời điểm đó, 10 NDT là một số tiền không nhỏ. Bản thân Tiểu Ca cũng rất vui và tự hào vì đã làm được một việc có ý nghĩa cho đất nước. Chiếc lá mà Tiểu Trần tìm thấy hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Hắc Long Giang.

 

Cô bé 8 tuổi nhặt được hòn đá ở trường, nào ngờ là dao găm 3700 tuổi do người thời kỳ đồ đá chế tạo

Ngay khi nhặt được hòn đá màu nâu xám khi đang chơi ở trường học, cô bé đã nhanh chóng kể lại toàn bộ sự việc cho giáo viên chủ nhiệm.