Đời sống

Cô bé 8 tuổi từng nhặt được hòn đá ở trường, nào ngờ là dao găm 3700 tuổi do người thời kỳ đồ đá chế tạo

Cô bé 8 tuổi từng nhặt được hòn đá ở trường, nào ngờ là dao găm 3700 tuổi do người thời kỳ đồ đá chế tạo

Trong giờ ra chơi ở trường học, Elise - cô bé 8 tuổi đã nhìn thấy một hòn đá màu nâu xám khá lạ mắt. Sau ít phút, Elise đã tìm gặp và đưa phát hiện này cho giáo viên của mình.

Co-be-nhat-duoc-hon-da-o-o-truong-nao-ngo-la-dao-gam-3700-tuoi-do-nguoi-thoi-ky-do-da-che-tao
Co-be-nhat-duoc-hon-da-o-o-truong-nao-ngo-la-dao-gam-3700-tuoi-do-nguoi-thoi-ky-do-da-che-tao

Ngay khi nhìn thấy hiện vật, Karen Drang - nữ giáo viên cho rằng cho rằng nó khá cổ xưa nên quyết định triệu tập các nhà khảo cổ học từ Hội đồng Quận Vestland để kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của hòn đá.

Kết quả, các nhà khảo cổ nhận định con dao găm có thể được tạo ra cách đây khoảng 3.700 năm. Từ thời kỳ đồ đá giữa hoặc thời kỳ đồ đá mới, khi người tiền sử bắt đầu tạo hình các công cụ bằng đá và sử dụng thực vật, động vật được thuần hóa, xây dựng các ngôi làng lâu dài hay phát triển nghề thủ công.

Co-be-nhat-duoc-hon-da-o-o-truong-nao-ngo-la-dao-gam-3700-tuoi-do-nguoi-thoi-ky-do-da-che-tao-3
Co-be-nhat-duoc-hon-da-o-o-truong-nao-ngo-la-dao-gam-3700-tuoi-do-nguoi-thoi-ky-do-da-che-tao-4
Co-be-nhat-duoc-hon-da-o-o-truong-nao-ngo-la-dao-gam-3700-tuoi-do-nguoi-thoi-ky-do-da-che-tao-5

Tuy nhiên, để thông tin có tính xác thực cao hơn, Hội đồng quận Vestland đã hợp tác với Bảo tàng Đại học quận Vestland ở Bergen, thành phố lớn thứ hai của Na Uy điều tra thêm về hiện vật.

Sau cùng, các nhà nghiên cứu cho hay con dao găm này được chế tác từ một loại đá trầm tích cứng, không có nguồn gốc tại Na Uy, mà có thể đến từ khu vực Biển Bắc ở Đan Mạch.

Những phát hiện trước đây về các vật phẩm bằng đá lửa ở Na Uy được giải thích là do sự di chuyển của đá trong Kỷ băng hà hoặc quá trình trao đổi hàng hóa sau đó.

Thời kỳ đồ đá, bao gồm thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá giữa và đồ đá mới, kéo dài từ năm 10.000 trước Công nguyên đến năm 1.800 trước Công nguyên ở Na Uy. Những người thời kỳ đồ đá đầu tiên sống dọc theo bờ biển của đất nước. Họ đánh cá ở biển và săn thú rừng.

Để làm như vậy, họ cần công cụ, vì vậy họ đã sử dụng đá và xương để làm giáo, rìu, cung tên, lao móc và lưỡi câu cá. Một số người săn bắn hái lượm địa phương đã định cư lâu dài để canh tác vào khoảng năm 2400 trước Công nguyên.

 

Cây gỗ quý hiếm 1500 tuổi - di sản của Việt Nam: ‘Thần mộc’ cao 70m, được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt

Theo phân tích của các chuyên gia, cây thuộc nhóm gỗ quý hiếm có tuổi đời khoảng 1500 tuổi với đường kính gần 4 m, thân thẳng đứng, cao khoảng 70 m.