Đời sống

Loại cây ‘triệu đô’ được thế giới săn lùng: Cho lượng ôxy gấp 6 lần cây khác, Việt Nam có gần 3000ha

Loại cây ‘triệu đô’ được thế giới săn lùng: Cho lượng ôxy gấp 6 lần cây khác, Việt Nam có gần 3000ha

Tính đến tháng 8/2023, Việt Nam đã có gần 3.000 ha cây đàn hương được trồng tại 45 tỉnh, thành phố. Gỗ đàn hương nặng, vàng, giữ được hương thơm trong nhiều thập kỷ và được xếp thứ 2 trong 10 loại gỗ đắt nhất thế giới, chỉ sau gỗ đen châu Phi.

Theo chia sẻ của TS. Vũ Văn Thoại - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu cây Đàn hương và Thực vật quý hiếm, cách đây gần 20 năm, khi đến thăm các vườn đàn hương của các đại gia Ấn Độ, ông vô cùng ngạc nhiên khi thấy loại cây này được sống trong lồng bê tông cốt thép, cây thì được quấn thép gai xung quanh. 

Khi hỏi thông tin từ các đại gia, ông mới biết đây là loại cây quý và nằm trong top cây đắt nhất thế giới, 1kg lõi gỗ đàn hương có giá 350 USD. Rễ cây đàn hương có chứa rất nhiều tinh dầu, loại tinh dầu đa năng được ví như “giọt vàng”, có giá khoảng 4.500 USD/kg. 

Nhận thấy được tiềm năng của cây đàn hương, TS. Thoại đã đưa cây đàn hương từ Karnataka (Ấn Độ) về Việt Nam nghiên cứu thuần hóa và nhân giống. Sau nhiều năm ròng rã, ông đã thành công với phương pháp kích thích hạt cây đàn hương nảy mầm tự nhiên, tạo ra giống cây đạt tiêu chuẩn hoàn toàn theo phương pháp hữu cơ tại Việt Nam. 

Loai-cay-trieu-do-duoc-the-gioi-san-lung-cho-luong-oxy-gap-6-lan-cay-khac-viet-nam-co-gan-3000ha
TS. Vũ Văn Thoại

 “Chúng tôi đã trồng tại Tây Nguyên, vào mùa khô để 68 ngày không tưới một giọt nước nào mà cây vẫn không chết. Cứ ban ngày thì lá héo, đêm đến gần sáng có sương là lá lại tươi”, TS Thoại cho hay.

Để cây đàn hương phát triển mạnh mẽ nhất thì cần trồng xen kẽ với những cây trồng khác. Cách trồng này vừa không tốn đất, vừa tiện chăm sóc, vừa góp phần bổ sung cho phân khúc rừng trồng, rừng đặc dụng, trồng rừng để bảo tồn và giúp bảo vệ môi trường.

Loai-cay-trieu-do-duoc-the-gioi-san-lung-cho-luong-oxy-gap-6-lan-cay-khac-viet-nam-co-gan-3000ha

TS Lưu Bình Nhưỡng - Phó Trưởng Ban Dân cho biết thêm, các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng cây đàn hương xanh lá quanh năm, cho lượng ôxy cao gấp hơn 6 lần cây khác, bảo vệ môi trường, chịu hạn tốt, chỉ cần một lần bón phân hữu cơ dưới hố khi trồng; cây kỵ các loại chất hóa học. Do đó, đây là loại cây “át chủ bài” để hấp thu khí nhà kính, góp phần thực hiện mục tiêu đưa giảm phát thải về 0 vào năm 2050. 

Loai-cay-trieu-do-duoc-the-gioi-san-lung-cho-luong-oxy-gap-6-lan-cay-khac-viet-nam-co-gan-3000ha-1
Loai-cay-trieu-do-duoc-the-gioi-san-lung-cho-luong-oxy-gap-6-lan-cay-khac-viet-nam-co-gan-3000ha-3
Loai-cay-trieu-do-duoc-the-gioi-san-lung-cho-luong-oxy-gap-6-lan-cay-khac-viet-nam-co-gan-3000ha-8

Theo ông Trương Thất Đôn - Chuyên viên Cục Lâm nghiệp Việt Nam, cây đàn hương có tác dụng bảo vệ môi trường và có giá trị dược liệu là chính. Đây là cây thân gỗ cao 10-15m, với đặc tính sinh học quan trọng nhất là có rễ cái ký sinh trên cây chủ, rễ con bám chặt vào rễ cái cây chủ bằng các giác mút, hút dinh dưỡng từ cây ký chủ để sinh trưởng và phát triển nên còn gọi đàn hương là cây gỗ bán ký sinh. Vậy nên người dân đang có vườn cây ăn quả các loại như cam, bưởi, vải, mít, mắc ca, sầu riêng… nên trồng xen cây đàn hương để có nguồn thu từ cả hai loại cây trồng.

Đàn hương có nhiều giá trị sử dụng, lõi gỗ được dùng để sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ, hàng nội thất cao cấp; sản xuất mỹ phẩm dưỡng da. Rễ cây được nghiền ra lấy bột sử dụng nhiều trong công nghệ làm đẹp, sản xuất mỹ phẩm cao cấp, dưỡng da tự nhiên. 

Loai-cay-trieu-do-duoc-the-gioi-san-lung-cho-luong-oxy-gap-6-lan-cay-khac-viet-nam-co-gan-3000ha-2
Loai-cay-trieu-do-duoc-the-gioi-san-lung-cho-luong-oxy-gap-6-lan-cay-khac-viet-nam-co-gan-3000ha-4
Loai-cay-trieu-do-duoc-the-gioi-san-lung-cho-luong-oxy-gap-6-lan-cay-khac-viet-nam-co-gan-3000ha-5
Loai-cay-trieu-do-duoc-the-gioi-san-lung-cho-luong-oxy-gap-6-lan-cay-khac-viet-nam-co-gan-3000ha

Giác gỗ và cành nhỏ được nghiền lấy bột sử dụng trong ngành mỹ phẩm, làm đẹp. Lá cây được chế biến thành trà, nước uống cao cấp. Quả và hạt được dùng để ăn, chiết xuất tinh dầu.

 

Hộ dân ở Lào Cai có 600 gốc cây thuộc loại gỗ đắt nhất thế giới: Từng có giá 20 tỷ/m3, cây to nhất nặng khoảng 100kg lõi

Vào năm 2022, số lượng cây có trong vườn khoảng 400 cây, tuổi đời từ 6 đến 12 năm. Cây có giá trị nhất, ước tính được khoảng 100 kg lõi, được thương lái trả mức giá ‘khủng’ nhưng chủ vườn một mực từ chối bán.