Đời sống

Hộ dân ở Lào Cai có 600 gốc cây thuộc loại gỗ đắt nhất thế giới: Từng có giá 20 tỷ/m3, cây to nhất nặng khoảng 100kg lõi

Hộ dân ở Lào Cai có 600 gốc cây thuộc loại gỗ đắt nhất thế giới: Từng có giá 20 tỷ/m3, cây to nhất nặng khoảng 100kg lõi

Ông Ðặng Văn San ở thôn Tả Ngảo, xã Bản Qua, huyện Bát Xát (Lào Cai) được mệnh danh là Tỷ phú nông dân ở Lào Cai giàu nhất vùng nhờ trồng hàng trăm cây sưa đỏ.

Năm 2007, khi đang xem tivi, thấy giới thiệu ông Lăng Văn Bắc ở Tam Ðảo (Vĩnh Phúc) vượt khó làm giàu nhờ trồng cây sưa đỏ, ông San đã tìm cách để về tận làng Chanh, xã Tam Quan tìm gặp ông Bắc để học kỹ thuật trồng sưa. 

Khi đã được truyền lại cách trồng sưa, ông San đã mua hơn 200 cây sưa giống rồi mang về trồng xen với cây mỡ trong đồi rừng của gia đình. Nhận thấy cây sưa sống khỏe, phù hợp với thổ nhưỡng của xã nên ông quyết tâm trồng sưa đỏ thay thế cây mỡ trên toàn bộ diện tích đất rừng được Nhà nước giao. 

Tuy nhiên, do tài chính hạn hẹp nên ông San đã chuyển sang làm đại lý bán cây sưa giống cho chủ trang trại ở Vĩnh Phúc để tích cóp tiền mua cây sưa giống trồng dần. Đến năm 2012, ông San đã trồng được rừng sưa đỏ với hơn 600 cây, trị giá nhiều tỷ đồng.

Ho-dan-o-lao-cai-co-400-goc-cay-thuoc-loai-dat-nhat-the-gioi-tung-co-gia-20-ty-m3-cay-to-nhat-nang-khoang-100-kg-loi
Ảnh: Báo Dân Việt

Theo chia sẻ của ông San, hiện nay, số lượng sưa đỏ trong vườn có khoảng 400 cây, tuổi đời từ 6 đến 12 năm. Cây sưa có giá trị nhất ước tính được khoảng 100 kg lõi, được thương lái trả với giá 250 triệu đồng. Những cây còn lại dao động từ 80 đến 170 triệu đồng nhưng ông từ chối bán vì muốn chăm sóc thêm 10 năm nữa.

Ho-dan-o-lao-cai-co-400-goc-cay-thuoc-loai-dat-nhat-the-gioi-tung-co-gia-20-ty-m3-cay-to-nhat-nang-khoang-100-kg-loi-10
Ho-dan-o-lao-cai-co-400-goc-cay-thuoc-loai-dat-nhat-the-gioi-tung-co-gia-20-ty-m3-cay-to-nhat-nang-khoang-100-kg-loi-8
Ảnh: Báo Dân Việt

Nói về quá trình trồng cây sưa đỏ, ông San cho biết: “Trồng cây sưa đỏ không khó, chỉ cần đào hố trồng cây được ươm trong bầu đất, làm cỏ khi cây còn nhỏ. Khi khép tán thì tỉa cành để cây tập trung phát triển thân chính và lõi. 

Ðể sưa đỏ phát triển tốt nên trồng trên đất bằng, nơi có độ cao 500m so với mực nước biển. Nếu trồng trên đất dốc, sưa đỏ phát triển chậm hơn đất bằng nhưng ngược lại lõi phát triển to hơn. 

Trồng sưa đỏ không tốn phân bón, nhưng nguy hại nhất là sâu đục thân, phải thường xuyên thăm rừng để phát hiện kịp thời và phun thuốc vào lỗ cây, tiêu diệt sâu. Cây gỗ sưa đỏ từ lúc trồng đến khi khai thác phải mất thời gian từ 10 năm trở lên, lúc đó, lõi gỗ sưa đỏ có giá dao động từ 3,5 đến 4 triệu đồng/kg.”.

Được biết, cây gỗ sưa đỏ to nhất trong vườn của ông San có đường kính 22cm, cây bé nhất đường kính khoảng 10cm. Ngoài việc trồng sưa đỏ, ông San còn tận dụng tán cây để nuôi gà thả vườn, làm chuồng nuôi hơn 50 con lợn rừng lai, lợn đen bản địa có chất lượng thịt cao để tạo thêm thu nhập.

Sưa đỏ còn gọi là trắc thối, huỳnh đàn, huê mộc vàng, danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain. Sưa đỏ thuộc nhóm 1A nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Gỗ sưa có mùi thơm thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là trắc thối.

Cây sưa đỏ có vỏ ngoài sần sùi, gỗ tỏa ra mùi thơm thoang thoảng đặc biệt có độ bền rất cao, ngâm trong bùn, trong nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát. Chính vì thế, giá sưa đỏ trên thị trường khá cao, thời điểm đắt đỏ nhất có giá rơi vào khoảng 20 tỷ/m3.

 

Một hộ dân ở Quảng Bình có hàng nghìn cây thuộc loại gỗ quý hàng đầu ở Việt Nam: Giá 25 triệu/m3, một mực từ chối bán

Suốt nhiều năm qua, mặc dù có nhiều lái buôn tìm đến nhà hỏi mua gỗ quý nhưng đều bị ông Đô lắc đầu từ chối.