Đời sống

Nhóm người ở Quảng Bình vớt được khúc gỗ nặng 2 tấn gây xôn xao một thời: Loại gỗ đắt nhất thế giới, trị giá 20 tỷ đồng

Vào đầu năm 2014, trong lúc đi câu cá tại suối Vực Trô, một nhóm người dân ở xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã phát hiện một cây sưa lớn nằm dưới lòng suối. Sau khi bàn bạc, nhóm người này đã tiến hành đào, trục vớt, cưa xẻ khúc gỗ ra thành 37 phách và tẩu tán ra khỏi rừng. Nhiều người địa phương khi đó cho biết, cây sưa trên nặng khoảng 2 tấn, giá trị hiện tại khoảng trên 20 tỷ đồng.

Mot-nhom-nguoi-o-quang-binh-vot-duoc-khuc-go-nang-2-tan-loai-go-dat-nhat-the-gioi-co-tri-gia-len-den-20-ty-dong-3
Mot-nhom-nguoi-o-quang-binh-vot-duoc-khuc-go-nang-2-tan-loai-go-dat-nhat-the-gioi-co-tri-gia-len-den-20-ty-dong
Ảnh minh họa gỗ sưa đỏ

Tại thời điểm đó, ông Lê Thanh Tịnh, Giám đốc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cũng từng xác nhận về sự việc trên. Cụ thể, ông cho biết: "Chúng tôi có nghe thông tin một nhóm người dân ở xã Xuân Trạch đi đánh bắt cá phát hiện cây sưa nằm dưới suối. Sau khi nhận được thông tin, lực lượng kiểm lâm vườn đã đến hiện trường nhưng chỉ phát hiện một cái hố mới đào, không còn thấy gỗ sưa. Khu vực người dân phát hiện gỗ sưa nằm ngoài ranh giới của vườn nên chúng tôi chỉ kiểm tra chứ không triển khai lực lượng truy tìm dấu tích cây sưa đó”.

Sưa đỏ còn gọi là trắc thối, huỳnh đàn, huê mộc vàng, danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain. Đây là loài cây thân gỗ thuộc họ đậu, rụng lá theo mùa, cao 6-12 m. Thân cây dạng hợp trục, dáng phân tán. Sưa đỏ thuộc nhóm 1A nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Gỗ sưa có mùi thơm thoảng nhẹ kiểu hương trầm. Khi đốt tàn có màu trắng đục, mùi khó chịu nên được gọi là trắc thối.

Mot-nhom-nguoi-o-quang-binh-vot-duoc-khuc-go-nang-2-tan-loai-go-dat-nhat-the-gioi-co-tri-gia-len-den-20-ty-dong
Mot-nhom-nguoi-o-quang-binh-vot-duoc-khuc-go-nang-2-tan-loai-go-dat-nhat-the-gioi-co-tri-gia-len-den-20-ty-dong-4
Ảnh minh họa cây sưa đỏ

Cây sưa đỏ có vỏ ngoài sần sùi, gỗ tỏa ra mùi thơm thoang thoảng đặc biệt có độ bền rất cao, ngâm trong bùn, trong nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát. Chính vì thế, giá sưa đỏ trên thị trường khá cao, thời điểm đắt đỏ nhất có giá rơi vào khoảng 20 tỷ/m3.

Thời phong kiến ngày xưa, vua chúa thường dùng gỗ sưa để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì vừa là hương liệu vừa là dược liệu. Hiện nay, cây sưa đỏ mọc hoang trên rừng không còn nhiều. Hiện chỉ còn số ít được bảo tồn và lưu giữ trong các công viên, nhà chùa. Do rất quý hiếm, giá trị trường đã từng có thời điểm lên tới hàng chục tỷ đồng/m3 nên là đối tượng săn lùng đặc biệt của kẻ trộm.

 

Cây gỗ quý hiếm 1500 tuổi - di sản của Việt Nam: ‘Thần mộc’ cao 70m, được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt

Theo phân tích của các chuyên gia, cây thuộc nhóm gỗ quý hiếm có tuổi đời khoảng 1500 tuổi với đường kính gần 4 m, thân thẳng đứng, cao khoảng 70 m.