Đời sống

Một hộ dân ở Quảng Bình có hàng nghìn cây thuộc loại gỗ quý hàng đầu ở Việt Nam: Giá 25 triệu/m3, một mực từ chối bán

Vào năm 1993, ông Trương Quốc Đô (sinh 1951, ở Yên Thọ, xã Tân Hóa) được Nhà nước giao chăm sóc, bảo vệ gần 20 ha rừng lim tại đồi Cồn Lim (xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa).

Đến nay, trải qua 30 năm gắn bó, rừng lim ngày nào đã vươn mình với những cây lim cổ thụ to lớn. Để bảo vệ rừng lim luôn tươi tốt, không bị ai đốn hạ, ông Đô dành toàn bộ thời gian ở đây.

Mot-ho-dan-o-quang-binh-co-hang-nghin-cay-thuoc-loai-go-quy-hang-dau-o-viet-nam-gia-25-trieu-m3-mot-muc-tu-choi-ban
Ảnh: Báo Lao Động

Theo chia sẻ của ông Đô, có những hôm vừa về nhà nghỉ trưa, nghe tiếng máy cưa ở góc rừng, không kịp cầm bát cơm lên, ông đã phải vội chạy lên rừng kiểm tra. Hằng ngày, từ tờ mờ sáng, ông Đô khăn gói lên rừng đến khi trời nhá nhem tối mới trở về nhà.

Mot-ho-dan-o-quang-binh-co-hang-nghin-cay-thuoc-loai-go-quy-hang-dau-o-viet-nam-gia-25-trieu-m3-mot-muc-tu-choi-ban-3
Mot-ho-dan-o-quang-binh-co-hang-nghin-cay-thuoc-loai-go-quy-hang-dau-o-viet-nam-gia-25-trieu-m3-mot-muc-tu-choi-ban-4
Mot-ho-dan-o-quang-binh-co-hang-nghin-cay-thuoc-loai-go-quy-hang-dau-o-viet-nam-gia-25-trieu-m3-mot-muc-tu-choi-ban-5
Ảnh: Báo Nông Nghiệp

Vào mùa hè, khi thời tiết hanh khô, oi bức, rừng rất dễ bén lửa và bị cháy, ông Đô phải rảo bộ từng m2 rừng để kiểm tra thật kỹ. Cứ thấy người lạ vào rừng là ông đuổi ngay, khi thấy người quen vào lấy củi khô, ông nhắc nhở cẩn thận như không hút thuốc, không đốt ong và sử dụng vật dụng dễ cháy nổ và theo sát nhất cử nhất động của họ đến khi ra về rồi mới yên tâm.

Những năm qua, nhiều lái buôn đã tìm đến nhà ông Đô để hỏi mua nhưng đều bị ông lắc đầu từ chối. Do không mua được cây nên họ ngó, tìm mọi cách dọa đốn chặt cây rừng. Không chỉ thế, mỗi khi lâm tặc thâm nhập rừng, ông và con cháu cũng phải lao đao, vất vả để ngăn chặn.

Sau gần 30 năm giữ rừng, ông Đô luôn quan niệm rằng, rừng lim này sẽ là món quà lớn nhất mà ông có thể dành tặng cho các thế hệ mai sau. Để rừng không bị xâm phạm và không ai chăm sóc khi về già, ông Đô đã luôn khuyến khích các con, cháu mình cùng theo ông chăm sóc, bảo vệ rừng.

Mot-ho-dan-o-quang-binh-co-hang-nghin-cay-thuoc-loai-go-quy-hang-dau-o-viet-nam-gia-25-trieu-m3-mot-muc-tu-choi-ban
Ảnh: Báo Nông Nghiệp

Hiểu được tâm tư của bố, anh Trần Văn Hưng cùng các thành viên trong gia đình cũng thường xuyên theo bố vào rừng để chăm sóc cây. Anh cho hay: “Sau này, khi bố tôi không lên cánh rừng này được nữa, thì tôi sẽ thay bố chăm sóc, bảo vệ rừng lim để thế hệ con, cháu tôi sau này được biết đến loại cây quý này”.

Nói về rừng lim quý giá trên, ông Nguyễn Công Chung - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Minh Hóa chia sẻ: “Rừng lim của bác Đô thuộc vào dạng hiếm bây giờ. Ngoài việc rừng nằm sát khu dân cư thì mật độ cây lim vừa dày, nhiều cây lớn. 

Giữ được rừng lim này cho thế hệ sau thì công lao của gia đình bác Đô thật lớn. Nhờ sự chăm sóc, bảo vệ chu đáo mà rừng của ông Đô ngày càng phát triển tươi tốt. Trong rừng có hàng trăm cây lim vươn cao lên bầu trời, hàng ngàn cây nhỏ khác cũng đang trở mình lớn dậy”.

 

Người đàn ông ở Quảng Bình từng vớt được loại gỗ đắt nhất thế giới trong lúc đi bắt cá, có giá hàng chục tỷ

Sau khi phát hiện những khúc gỗ mình vớt được thuộc loại gỗ quý hiếm và đắt nhất thế giới, anh Lâm nhảy lên thuyền reo lên sung sướng.