Làng có hơn 20 ha rừng có loại gỗ hàng đầu Việt Nam: Có những cây hàng trăm tuổi, chu vi gốc hơn 300 cm
- Nhóm người ở Quảng Bình vớt được khúc gỗ nặng 2 tấn gây xôn xao một thời: Loại gỗ đắt nhất thế giới, trị giá 20 tỷ đồng
- Người đàn ông ở Quảng Bình từng vớt được loại gỗ đắt nhất thế giới trong lúc đi bắt cá, có giá hàng chục tỷ
- Một hộ dân ở Quảng Bình có hàng nghìn cây thuộc loại gỗ quý hàng đầu ở Việt Nam: Giá 25 triệu/m3, một mực từ chối bán
Rừng lim nằm ở thôn Khe Năm, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) vươn lên tươi tốt trong sự bao bọc của người dân nơi đây. Ai nấy đều coi rừng như sinh mệnh, như những đứa con.
Ông Trần Ngọc Lâm có căn nhà nằm nép mình dưới chân núi Khe Năm, phía sau là cả một khu rừng tái sinh rộng hơn 20 ha; trong đó, có những cây lim hơn trăm năm tuổi, chu vi gốc đã hơn 300 cm, nhiều cây 2 người ôm không hết.
Hiện tại, ông Lâm đã 63 tuổi và có hơn 30 năm gắn bó với rừng lim này. Năm 1990, khi Nhà nước có chủ trương vận động người dân nhận rừng để chăm sóc, bảo vệ thì rừng lim này được lâm trường khai thác gần như hết các cây gỗ lớn, lâm tặc lại hoành hành nên ít người dám nhận.
Ông là một trong những người tiên phong nhận hơn 26 ha rừng, trong đó có hơn 20 ha rừng hỗn giao tái sinh (khoảng 20% diện tích rừng lim), còn lại là diện tích rừng trồng. Hơn 30 năm qua, những ông cùng bà con nơi đây có cả nghìn đêm không ngủ để giữ rừng.
“Bảo vệ rừng vất vả lắm, vì rừng thì rộng, người dân lại không có quyền gì trong tay nên dù có phát hiện kẻ trộm gỗ thì cũng chỉ có cách là đuổi họ ra khỏi phần đất của mình.
Về sau, 10 hộ dân Khe Năm có rừng chúng tôi thành lập chi hội bảo vệ rừng, thay phiên nhau đi tuần, trực cả ban đêm. Phát hiện có người chặt gỗ thì cử người đi báo kiểm lâm và các lực lượng chức năng để phối hợp xử lý. Không chỉ bảo vệ, mỗi năm, gia đình còn trồng thêm khoảng 3.000 cây gỗ bản địa như lim, cồng”, ông Lâm cho hay.
Ông Đoàn Danh Tuyên - cán bộ Hạt Kiểm lâm Hương Sơn cho biết, trên địa bàn xã Sơn Kim 1 có 4.000 ha rừng tự nhiên, hiện đã phát triển đủ tầng, đủ tán. Thời gian qua, người dân và các chủ rừng thực hiện rất tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và trồng rừng, được các cơ quan lâm nghiệp cấp tỉnh, Trung ương đánh giá rất cao. Chính sách giao rừng cho người dân quản lý của Nhà nước cho hiệu quả cao, góp phần bảo vệ, phát triển hệ sinh thái, chống xói mòn, ngăn lũ lụt.
Một hộ dân ở Quảng Bình có hàng nghìn cây thuộc loại gỗ quý hàng đầu ở Việt Nam: Giá 25 triệu/m3, một mực từ chối bán
Suốt nhiều năm qua, mặc dù có nhiều lái buôn tìm đến nhà hỏi mua gỗ quý nhưng đều bị ông Đô lắc đầu từ chối.