Làng có hơn 1 nghìn cây cổ thụ trăm tuổi thuộc loại gỗ quý ở Việt Nam: Giá 25 triệu/m3, được người dân xem là ‘báu vật’
- Nhóm người ở Quảng Bình vớt được khúc gỗ nặng 2 tấn gây xôn xao một thời: Loại gỗ đắt nhất thế giới, trị giá 20 tỷ đồng
- Người đàn ông ở Quảng Bình từng vớt được loại gỗ đắt nhất thế giới trong lúc đi bắt cá, có giá hàng chục tỷ
- Một hộ dân ở Quảng Bình có hàng nghìn cây thuộc loại gỗ quý hàng đầu ở Việt Nam: Giá 25 triệu/m3, một mực từ chối bán
Khu rừng lim xanh nguyên sinh gần 20 ha thuộc xã Hậu Thành, huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) được xem là “độc nhất vô nhị”, chốn “cấm sơn” nên được người dân nơi đây bảo vệ cẩn mật.
Mặc dù đã khu rừng lim đã trải qua hàng trăm năm nhưng gần như vẫn còn giữ được nét hoang sơ. Càng tiến sâu vào khu rừng lim xanh chứng kiến nhiều cây lim cổ thụ, thân, cành bám nhiều rêu mốc, buôn tán cây rộng khắp một vùng làm cho khu rừng trở nên uy nghi, hùng vĩ.
Cụ Mai Huy Định (cao niên làng Đông Thượng) cho biết: “Theo thời xa xưa tu tạo, các bậc tiên linh nhận thấy đây là vùng đất sơn thủy hữu tình, có núi Tháp Lĩnh linh thiêng, nên đã khai dân lập ấp ở đây. Nguyên sinh vùng đất đã có rất nhiều cây lim nhỏ, được chăm sóc, bảo vệ nên rừng lim phát triển tốt, tồn tại cho đến bây giờ.
Hiện nay, trong rừng có hơn một nghìn cây lim xanh lớn nhỏ, rất nhiều cây đường kính lớn, được xem là ‘báu vật’ còn sót lại trong khu rừng nguyên sinh ở xã đồng bằng này”.
Theo Cụ Mai Huy Định, người dân sống ở đây cũng không nhớ rõ những cây lim xanh cổ thụ bao nhiêu tuổi, vẫn thường gọi rừng lim xanh nghìn tuổi. Như một minh chứng cho sức sống kỳ diệu, gắn kết bền chặt, tinh thần lao động hăng say của người dân trong vùng.
Khu rừng lim xanh trở thành chốn “cấm sơn”, người dân ở đây có trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ "báu vật" cha ông để lại. Theo hương ước của làng, ai chặt một cây ở núi Tháp Lĩnh thì bị phạt và phải trồng lại 10 cây.
Để bảo vệ hàng nghìn cây lim xanh cổ thụ, và hàng trăm loại cây quý hiếm trong núi Tháp Lĩnh với tổng diện tích 13,7ha, nơi đây được quy vào rừng đặc dụng (loại rừng để bảo tồn thiên nhiên).
Ông Nguyễn Hồng Chính - Chủ tịch UBND xã Hậu Thành, chia sẻ: “Khu rừng lim được ví như "lá phổi" của xã Hậu Thành, không khí trong lành, cấp nước, thảm thực vật mà còn nguồn sống của người dân nơi đây.
Công tác chăm sóc, bảo vệ khu rừng lim xanh được các đoàn thể tham gia dọn dẹp, phát quang hàng năm. Xác định khu rừng lim là tài sản vô giá, các nghị quyết của xã nghiêm cấm khai thác gỗ trên núi. Núi Tháp Lĩnh còn rất hoang sơ, nguyên sinh, nếu được các cấp quan tâm thì nơi đây sẽ trở thành điểm du lịch sinh thái lý tưởng”.
Một hộ dân ở Quảng Bình có hàng nghìn cây thuộc loại gỗ quý hàng đầu ở Việt Nam: Giá 25 triệu/m3, một mực từ chối bán
Suốt nhiều năm qua, mặc dù có nhiều lái buôn tìm đến nhà hỏi mua gỗ quý nhưng đều bị ông Đô lắc đầu từ chối.