Cây sanh có niên đại hơn 1000 năm - kiệt tác của tự nhiên: Cao khoảng 27m, cả làng xem là ‘báu vật’
- Hộ dân ở Lào Cai có 600 gốc cây thuộc loại gỗ đắt nhất thế giới: Từng có giá 20 tỷ/m3, cây to nhất nặng khoảng 100kg lõi
- Một địa điểm ở Việt Nam có 2.100 cây cổ thuộc loại gỗ đắt nhất thế giới: Giá lên tới 2,3 tỷ/kg, được canh chừng 24/24
- Loại cây ‘triệu đô’ được thế giới săn lùng: Cho lượng ôxy gấp 6 lần cây khác, Việt Nam có gần 3000ha
Tại bản Kẻ Mui, xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, Nghệ An có một cây sanh đã hơn 1.000 năm tuổi với thế độc lạ. Cây sanh cao khoảng 27m, tán lá rộng 35m với bộ rễ tỏa ra ôm trọn những khối đá lớn phía dưới. Dáng lạ của cây sanh như một kiệt tác của tự nhiên, thu hút nhiều du khách đến tham quan.
Từ dưới nhìn lên, cây sanh có hàng trăm rễ cây tua tủa, ôm chặt lấy những khối đá lớn phía dưới tạo ra hình thế độc đáo, vững chắc. Phía trên, những cành cây đan xen lại với nhau tựa như “phượng múa rồng bay”. Không chỉ thế, xung quanh thân cây này có 4 rễ cây mọc từ trên cao cắm thẳng xuống đất như 4 chiếc chân vững chãi.
Nói về niên đại của cây sang, các cụ cao niên tại bản Kẻ Mui, xã Giai Xuân cũng không nhớ có từ bao giờ, chỉ biết rằng khi họ lớn lên đã thấy cây sanh sừng sững ở đó. Người dân nơi đây ước chừng cây sanh đã có hơn ngàn năm tuổi.
Đối với người dân trong bản, cây sanh như một biểu tượng trong đời sống tâm linh, được mọi người xem như báu vật, không ai được phép xâm phạm. Vậy nên người dân trong vùng không ai dám chặt tỉa cành trên cây sanh này.
Năm 2015, cây sanh với thế độc lạ ở bản Kẻ Mui, xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ được công nhận là cây di sản Việt Nam cần được bảo vệ. Bên cạnh cây sanh, một am thờ cũng được xây dựng để người dân dâng lễ, thắp hương.
Nhờ sở hữu dáng thế độc lạ cùng tuổi đời hàng nghìn năm nên cây sang nhận được sự quan tâm của người dân nhiều địa phương trên cả nước. Một số người làm nghề buôn bán cây cảnh cũng đã ngỏ ý hỏi mua nhưng dân bản Kẻ Mui một mực từ chối bán vì muốn lưu giữ lại cho đời con cháu.
Ông Vũ Ngọc Sơn - Chủ tịch UBND xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An cho biết, để đảm bảo cây sanh phát triển thuận lợi và an toàn, địa phương đã cử một hộ dân sống gần đó trông coi.
Hàng tháng, đoàn thanh niên, các tổ chức đoàn thể sẽ tiến hành dọn dẹp cảnh quan xung quanh cây sanh này. Từ khi cây sanh được công nhận là cây di sản Việt Nam, địa phương cũng đã tôn tạo, để nơi đây trở thành một điểm tham quan của người dân trong vùng.
Một địa điểm ở Việt Nam có 2.100 cây cổ thuộc loại gỗ đắt nhất thế giới: Giá lên tới 2,3 tỷ/kg, được canh chừng 24/24
Chu vi gốc trung bình của toàn vườn gần 100 cm, những cây lớn nhất lên tới gần 200 cm. Độ cao của cây từ 8-12 m, được các nhân viên bảo vệ của công ty canh chừng tại vườn cả ngày đêm.