Cậu bé 13 tuổi từng nhặt được khúc gỗ ở bãi biển, ai ngờ là ‘báu vật’ quốc gia có từ cuối thời kỳ đồ đá
Trong một lần đang đi dạo trên bãi biển Bexhill, cậu bé tên Archie Wood, 13 tuổi, đến từ East Sussex (Anh) đã nhìn thấy một món đồ lạ. Vài giây đầu tiên, cậu bé đã nghĩ đó chỉ là một khúc gỗ bình thường. Cho đến khi quan sát kỹ hơn, Archie Wood nhận thấy đây có thể là mẫu hóa thạch của một chiếc ngà voi quý hiếm nên quyết định mang về để hỏi ý kiến các chuyên gia khảo cổ.
Sau khi các nhà khảo cổ mang đi nghiên cứu đã cho kết luận đây là sừng của một con bò rừng cổ đại khoảng 6000 năm tuổi. Giống bò này có tên gọi “auroch”, xuất hiện vào cuối thời kỳ đồ đá và đầu thời kỳ đồ đồng.
Đến hiện tại, chiếc sừng bò quý hiếm đã được các chuyên gia chuyển tới Bảo tàng Bexhill để gia tiếp tục nghiên cứu. Được biết, phát hiện mới này là một phần trong chuỗi khám phá liên quan tới hệ sinh thái rừng tiền sử từng tồn tại trên bờ biển phía nam nước Anh.
Ông Julian Porter đến từ Bảo tàng Bexhill cho biết, các chuyên gia đã liên lạc với bảo tàng lịch sử tự nhiên để xác nhận thông tin: “Chúng tôi đánh giá cao việc tìm kiếm của cậu bé Wood. Trước đó tại khu vực này, chúng tôi từng thấy xương ngựa, xương gia súc hay xương người, nhưng khám phá mới của cậu bé là bước đột phá đặc biệt”.
Theo chia sẻ của các chuyên gia, giống bò rừng cổ đại “Auroch” có kích thước khổng lồ. Chúng từng xuất hiện rải rác khắp châu Âu trong suốt 250,000 năm. Auroch được coi là tổ tiên của loài bò rừng châu Âu hiện tại. Nó cũng từng là biểu tượng của thời kỳ này, được ghi lại trong những bức tranh khắc tại hang động về người cổ tại Lascaux, Pháp.
Tại thời điểm phát hiện ra chiếc sừng mang giá trị lịch sử, có người đã ngỏ ý mua với giá khoảng 158USD đến 185 USD. Tuy nhiên, cậu bé đã từ chối và mang tặng lại cho bảo tàng.
Cây gỗ quý hiếm 1500 tuổi - di sản của Việt Nam: ‘Thần mộc’ cao 70m, được bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt
Theo phân tích của các chuyên gia, cây thuộc nhóm gỗ quý hiếm có tuổi đời khoảng 1500 tuổi với đường kính gần 4 m, thân thẳng đứng, cao khoảng 70 m.