“Tại sao nước ở hồ lại không thấm vào lòng đất?” có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc và hiện đã có lời giải thích theo một cách khoa học nhất về vấn đề trên.
Chúng ta thường không để ý lượng nước trong hồ vì lượng nước này bị mất sẽ được bổ sung nhanh chóng như nhờ những cơn mưa. Tuy nhiên, điều làm nên sự khác biệt giữa việc có hay không và tốc độ rò rỉ đó xảy ra là vật chất ở đáy hồ và mức độ thấm của nó.
Hãy tưởng tượng ai đó đang cầm một mảnh đá phiến xinh xắn và bạn đi lấy một ít nước lên đó, lượng nước đó sẽ không chảy ra phía bên kia của tảng đá mà nó sẽ tràn ra ngoài. Tương tự đối với các hồ có đáy đá, nếu đáy hồ toàn đá thì có rất ít khoảng trống ở giữa nên sẽ không có nhiều nước có thể lọt qua.
Ngay cả trong trường hợp có những khoảng trống, các hồ vẫn tích tụ rất nhiều trầm tích như cát, phù sa và đất sét, giúp lấp đầy những khoảng trống.
Tiến sĩ thủy văn Joan Wu giải thích với Ask Dr Universe của Đại học Bang Washington: “Trong một thời gian dài, đáy hồ tự tiến hóa và thay đổi. Các vật liệu lắng xuống và các hạt nhỏ hoặc trầm tích lấp đầy các lỗ rỗng lớn”.
Tuy nhiên, nước cũng có thể thoát ra ngoài bằng những cách khác, cụ thể là bay hơi. Nhưng nhờ vào hiện tượng sinh địa hóa hữu ích được gọi là vòng tuần hoàn nước nên về mặt lý thuyết, lượng nước bị mất đi do bốc hơi sẽ được bổ sung bằng lượng mưa.
Một nghiên cứu được công bố vào tháng 5 năm ngoái cho thấy hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới (bao gồm cả hồ tự nhiên và hồ nhân tạo) đang cạn kiệt. Theo các nhà nghiên cứu, 56% sự suy giảm đó là do sự sử dụng của con người và sự nóng lên của khí hậu, điều này làm tăng lượng nước bị mất do bốc hơi.
Vì vậy, mặc dù các hồ có thể không bị cạn kiệt do bị bỏ hoang nhưng với khoảng 2 tỷ người trên thế giới đang sống gần một hồ, có lẽ bạn nên có những biện pháp nhằm giữ được lưu lượng nước và bảo vệ môi trường nước trong hồ.
Theo IFL Science.