Đời sống

Con đường 200 năm tuổi của Việt Nam vừa được phát lộ, giới chuyên gia sững sờ tìm thấy loạt mộ cổ

Con đường 200 năm tuổi của Việt Nam vừa được phát lộ, giới chuyên gia sững sờ tìm thấy loạt mộ cổ

Sau khi con đường ‘thiên lý Bắc – Nam’ ở Hoàng Sơn Quan được phát lộ, nhiều dấu tích lịch sử nơi đây đã được phát hiện ra.

Báo Lao Động đưa tin, UBND huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình vừa qua đã có động thái đáng kể trong việc khôi phục một phần con đường “thiên lý Bắc – Nam”, nối từ đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh lên di tích Hoành Sơn Quan. Con đường có tuổi đời 200 năm tuổi này suốt hàng chục năm qua chìm trong cỏ cây, nay đã được phát quang, phục hồi nguyên trạng. Người dân địa phương và giới sử học cũng tìm đến đây nhiều hơn trước.

thien-ly-bac-nam-2

Đoạn đường “thiên lý Bắc – Nam” vừa được phát lộ dài hơn 1 km, gồm 1.000 bậc đá cổ, được xây dựng và tồn tại dưới thời nhà Nguyễn. Con đường này được tạo ra men theo triền núi, có điểm khởi đầu ở bia Hạ Mã, trước cổng đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch). Sau khi chạy xuyên qua rừng, đường dẫn đến đỉnh đèo Ngang, nơi có Hoành Sơn Quan (công trình lịch sử quan trọng trên tuyến đường qua Hà Tĩnh).

thien-ly-bac-nam-1

Theo chia sẻ của lực lượng chức năng, khi phát quang họ phát hiện có khá nhiều dấu tích lịch sử trên đoạn đường này. Cụ thể, đó là những ngôi mộ cổ xây bằng đá và các bậc thang đá cổ. Theo nhiều vị cao niên ở địa phương, nhiều khả năng những ngôi mộ cổ này là của binh lính xưa, người từng canh giữ cổng Hoành Sơn Quan. Khi mất đi, những người lính này được chôn cất bằng đá, thể hiện sự tôn kính, gìn giữ quá khứ.

thien-ly-bac-nam-3

thien-ly-bac-nam-4

Theo ông Trần Quang Trung, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Trạch, việc khôi phục đường “thiên lý Bắc – Nam” có ý nghĩa lịch sử rất lớn, cũng là bước tiến quan trọng trong bảo tồn di tích lịch sử văn hóa hiện tại, phát triển du lịch trong tương lai. Đặc biệt, việc khôi phục con đường này còn làm sáng tỏ thêm nhiều khía cạnh về khảo cổ chưa được biết đến ở Hoành Sơn Quan và các khu lân cận.