Khám phá mới

Sự thật khó tin về thân thế của vua Quang Trung: Không phải họ Nguyễn, quê không ở Bình Định

Vua Quang Trung không phải họ Nguyễn, cũng chẳng phải quê ở Bình Định như chúng ta vẫn nghĩ. Sự thật về thân thế vị vua vĩ đại này như thế nào?

Vua Quang Trung (1753 – 1792), danh xưng Bắc Bình Vương, còn có cái tên phổ biến khác là Nguyễn Huệ. Việc ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ cùng nhau lập nên nhà Tây Sơn đã quá nổi tiếng trong sử sách Việt. Trong 3 anh em, Nguyễn Huệ nổi bật hơn cả khi được đánh giá là một thiên tài quân sự, vị hoàng đế quang minh lỗi lạc. Ông lập nên chiến tích hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nước ta: Chiến thắng mùa Xuân Kỷ Dậu 1789, quét sạch 29 vạn quân Thanh.

quang-trung-nguyen-hue-1

Thế nhưng vẫn còn nhiều điều về thân thế vị vua này mà có lẽ nhiều người chưa được biết đến. Cụ thể, hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ không phải họ Nguyễn, cũng không phải quê gốc ở Bình Định. “Khâm định Việt sử Thông giám cương mục” và “Đại Nam thực lục” cho biết, tổ tiên của Nguyễn Huệ là người ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Đến năm Thịnh Đức (niên hiệu Lê Thần Tông, 1653 – 1657), Chúa Nguyễn bắt được họ mang về và cho ở tại huyện Tuy Viễn, thuộc phủ Hoài Nhơn. Cũng từ đó, vài đời sau của gia tộc này đều sống tại phủ Hoài Nhơn. Nguyễn Nhạc sau này còn được làm đến chức Biện lại ở tuần Vân Đồn.

quang-trung-nguyen-hue-2

Trong khi đó, “Lịch sử nội chiến Việt Nam từ 17761 đến 1802” thì cho biết, tổ tiên nhà Tây Sơn vốn mang họ Hồ, sống ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ là dòng dõi của Hồ Quý Ly, sau này theo Chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp. Ông cố nội của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long, đẻ được cậu con trai Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn rồi cưới Nguyễn Thị (con gái duy nhất của một phú thương ở Phú Lạc). Từ đó, con cái của họ đổi từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ để tránh sự dò xét của Chúa Nguyễn. Lại có tài liệu chép lại rằng họ Hồ đổi sang họ Nguyễn vì theo họ của Chúa Nguyễn khi vừa vào Nam.

quang-trung-nguyen-hue-3

Cha của Nguyễn Huệ là Nguyễn Phi Phúc, chuyên nghề buôn trầu và làm ăn rất phát đạt. Ông không chỉ có 3 người con trai nổi tiếng được mệnh danh là “Tây Sơn tam kiệt” mà thực tế có đến 8 người con, trong đó có Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ.

quang-trung-nguyen-hue-4

Vua Quang Trung có tên khai sinh là Hồ Thơm, sau mới đổi thành Nguyễn Huệ. Dân phủ Quy Nhơn xưa có truyền lại rằng: Nguyễn Nhạc trước đi buôn trầu nên gọi là Hai trầu, Nguyễn Huệ tên Thơm nên gọi là chú Ba Thơm, Nguyễn Lữ được gọi là thầy Tư Lữ.

Ảnh minh họa: Internet