Đời sống

Cận cảnh ngôi nhà Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập, chủ nhân ngôi nhà là ai?

Đây không chỉ là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập mà còn là ngôi nhà mà Bác ở trong những ngày đầu trở về Hà Nội.

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là cột mốc lịch sử quan trọng, có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với dân tộc ta.

Trước đó, Người đã soạn bản Tuyên ngôn độc lập này tại căn nhà 48 Hàng Ngang (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây cũng là nơi đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh sống và đưa ra những quyế định quan trọng với dân tộc trong những ngày đầu trở về Hà Nội.

48-hang-ngang-1

48-hang-ngang-2

Căn nhà 48 Hàng Ngang của gia đình ông Trịnh Văn Bô, một tư sản dân tộc sớm giác ngộ cách mạng rồi trở thành đảng viên cộng sản. Từ 25/8 đến đầu tháng 9/1945, Bác Hồ về Hà Nội và làm việc ở căn nhà này, được gia đình ông Trịnh Văn Bô hết lòng chăm lo. Sau này, Người từng bày tỏ, gia đình ông Bô chính là ân nhân của cách mạng.

48-hang-ngang-3

48-hang-ngang-7

Về sau, ông Trịnh Văn Bô đã quyết định hiến tặng căn nhà 48 Hàng Ngang cho Nhà nước. Nơi này trở thành di tích lịch sử đặc biệt nhiều người muốn ghé thăm khi đến Hà Nội.

48-hang-ngang-4

48-hang-ngang-6

Trong căn nhà này hiện nay, tầng một dùng để trưng bày những đồ đạc của Bác như bộ quần áo kaki Bác mặc trong lễ Tuyên ngôn độc lập, chiếc vali mây, một số đồ vật, di ảnh của các lão thành cách mạng khác. Trên tầng hai, nội thất, hiện vật mà năm xưa Bác cùng Thường vụ Trung ương làm việc vẫn được giữ nguyên. Tầng ba là nơi dùng để dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tại 48 Hàng Ngang, toàn văn bản Tuyên ngôn độc lập được treo lên đầy trang trọng.

48-hang-ngang-10

48-hang-ngang-5

48-hang-ngang-8

48-hang-ngang-9

48-hang-ngang-11

Dù đã hơn 79 năm trôi qua nhưng ngôi nhà đặc biệt này vẫn giữ được những nét xưa cũ. Du khách, người dân khi đến đây vẫn sẽ cảm nhận được hơi ấm của quá khứ, thấu hiểu thêm các chi tiết lịch sử mà trên MXH không thể nào tìm thấy.

Theo: Báo Tiền Phong