Nguồn gốc khó tin và vẻ ngoài của con ‘ngáo ộp’, nhiều người Việt Nam ám ảnh nhưng không hề biết
Ngáo ộp thường được người lớn ở Việt Nam mang ra để dọa nạt trẻ con hư, lì lợm. Dám chắc hầu như phụ huynh nào cũng từng xem ngáo ộp là cứu tinh trong việc dạy con, em mình. Thế nhưng, hình dáng và nguồn gốc của nó thì không phải ai cũng biết.
Theo mô tả của dân gian, ngáo ộp là một sinh vật kỳ dị, ngoại hình xấu xí, đáng sợ. Nó có chiếc mồm rộng nhưng méo, mắt trợn người, răng nanh dài và nhiều móng vuốt. Gần như mọi đặc điểm xấu nhất, ghê rợn nhất đều thuộc về sinh vật này.
Có giả thuyết cho rằng ngáo ộp vốn có nguồn gốc từ vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Thế nhưng, chưa có chứng cứ xác thực nào cho việc này. Câu chuyện về ngáo ộp cũng đều chỉ là truyền miệng nên khó có thể chứng minh.
Luồng ý kiến nhận được nhiều sự đồng tình hơn lại cho rằng ngáo ộp đến từ văn hóa phương Tây. Nhà văn Pháp Charles Perrault (1628 – 1703) có viết tác phẩm “Thằng bé tí hon”. Trong đó có đoạn kể rằng các anh em nhà tí hon đến gõ cửa nhà yêu tinh để xin ăn. Gia đình yêu tinh này rất độc ác, thích ăn thịt trẻ con. May mắn là anh em tí hon đã chạy thoát được.
Con yêu tinh đáng sợ trong truyện là Ogre. Nhiều khả năng khi xuất bản sang Việt Nam, nó được người Việt đọc lái đi thành Ộp. Sở dĩ “ộp” lại kết hợp với “ngáo” phía trước là vì muốn chỉ những kẻ to lớn, thô kệch, kém thông minh. Ngáo ộp là loài yêu tinh cao to, dị hợm. Sau này, mỗi lần dọa trẻ con, người lớn Việt Nam thường cố khiến gương mặt của mình xấu nhất, đáng sợ nhất có thể cũng vì thế.
Tuy nhiên, chưa có ai dám đứng ra khẳng định 100% về nguồn gốc của ngáo ộp. Đến nay, nó vẫn là sinh vật chỉ xuất hiện qua truyền miệng, là nỗi ám ảnh vô hình. Không biết nó đến từ đâu, cụ thể ra sao nhưng ngáo ộp vẫn sẽ là một phần tuổi thơ của nhiều đứa trẻ.
Sự thật rùng rợn về ‘ông Kẹ’: Tàn ác đến mức bị biến thành xác ướp trưng bày? Thân thế mới bất ngờ
Cho đến tận bây giờ, xác ướp tên sát nhân này vẫn là vật trưng bày gây chú ý nhất tại bảo tàng khoa học pháp y bệnh viện Siriraj. Phía sau nhân vật được gọi là “ông Kẹ” là những tranh cãi chưa có điểm dừng.