Đời sống

Cặp vợ chồng hiếm hoi đều là Đại biểu Quốc hội, được Bác Hồ tặng quà cưới đặc biệt, Phó Thủ tướng làm chủ hôn

Trong đám cưới của hai Đại biểu Quốc hội này, đồng chí Võ Chí Công – Phó Thủ tướng Chính phủ chính là chủ hôn, nhiều cán bộ cấp cao cũng có mặt chung vui. Đặc biệt, Bác Hồ tuy không thể tham gia nhưng vẫn gửi quà mừng rất ý nghĩa cho họ.

Giữa năm 1977, một đám cưới vô cùng đặc biệt được tổ chức ở Đoàn 871. Chú rể và cô dâu là Anh hùng Nguyễn Chơn (1927 – 2015) và Anh hùng Trần Thị Lý . Họ nên duyên sau một thời gian gặp gỡ và được các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước vun vén.

Nói đám cưới của họ đặc biệt là bởi nhiều lý do. Đầu tiên, đây là đám cưới của hai sĩ quan quân đội, hai Anh hùng LLVT Nhân dân, hai vị Đại biểu Quốc hôi. Chú rể Nguyễn Chơn là Đại tá, Sư đoàn trưởng, người từng khiến cho quân Mỹ - ngụy khiếp sợ tại chiến trường Khu 5, Tây Nguyên và Hạ Lào. Trong khi đó, cô âu là Đại úy, cán bộ chính trị của Đoàn 871, từng lập nhiều thành tích anh dũng ở Đồng Hới, Quảng Bình.

anh hung nguyen chon jpg - copy
Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Chơn. Ảnh tư liệu
anh hung tran thi ly
Anh hùng LLVT nhân dân Trần Thị Lý. Ảnh tư liệu

Thứ hai, đám cưới của họ có những người rất đặc biệt tham gia. Chủ hôn chính là đồng chí Võ Chí Công, Phó Thủ tướng Chính phủ lúc bấy giờ. Những đồng chí khác như Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương; Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Chu Huy Mân, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam... đều đến chia vui. Bên cạnh đó, Đại sứ Cuba, đại sứ một số nước cũng có mặt để chúc mừng hạnh phúc cặp đôi;.

Thứ ba, Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi đó bận việc không đến dự được đã gửi tặng họ một chai rượu và hai cây bút. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vắng mặt vì lý do cá nhân nên nhờ thư ký Vũ Kỳ mang hai chiếc đồng hồ Poljot và mấy mét vải đến tặng cho cô dâu, chú rể. Bác đã giữ lời hứa trong lần gặp Anh hùng Trần Thị Lý trước đó: “Lúc nào cháu xây dựng gia đình, báo cho Bác biết để Bác đến chúc mừng”.

images703969_Chi__Ly__3
Nữ Anh hùng Trần Thị Lý chụp ảnh lưu niệm với Chủ tịch Cuba Fidel Castro và Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ảnh tư liệu

Anh hùng Trần Thị Lý xuất thân trong một gia đình nghèo ở xã Phú Hải, thị xã Đồng Hới (nay là phường Phú Hải, TP Đồng Hới), tỉnh Quảng Bình. Bà tham gia cách mạng từ sớm, liên tục góp mặt ở những điểm nóng, cam go nhất trong thời chiến. Thống kê cho thấy Anh hùng Trần Thị Lý đã trải qua 29 trận chiến đấu anh dũng với máy bay Mỹ.

Nhờ những đóng góp to lớn, đồng chí Trần Thị Lý được tuyên dương danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân vào ngày 1/1/1967. Bà còn từng được gặp Bác Hồ 3 lần, được Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Cuba Phidel Castro nhận làm con nuôi. Trong sự nghiệp của mình, nữ đại tá này từng là Phó Giám đốc, sau đó là Giám đốc Khách sạn Bạch Đằng của Quân khu 5 tại Đà Nẵng. Anh hùng Trần Thị Lý còn là đại biểu Quốc hội các khóa: IV, V và VI; từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

images703968_Chi__Ly__2
Nữ Anh Hùng Trần Thị Lý với “cha nuôi” Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh tư liệu

Anh hùng Nguyễn Chơn là người con của vùng Nam Ô, phía nam đèo Hải Vân (nay thuộc TP Đà Nẵng). Ông gia nhập bộ đội từ sớm, tham gia chiến đấu trên nhiều mặt trận khốc liệt. Nhắc đến người đàn ông này là nhắc đến những giai thoại như “Đánh cho địch không kịp trở tay”, “vào tận hang ổ địch để diệt địch”, “mang sở chỉ huy mình đặt cạnh sở chỉ huy địch”…

tt ng chon nghe bao cao
Anh hùng LLVT nhân dân Nguyễn Chơn (ngồi giữa, khi đang là Thiếu tướng, Tư lệnh Quân khu 5) nghe báo cáo phương án đánh Cao điểm 547 ở chiến trường K (năm 1984). Ảnh tư liệu

Sinh thời, đồng chí Nguyễn Chơn được trao hàm Thượng tướng, là nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, hai lần Anh hùng LLVT nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng khóa VI, khóa VII, đại biểu Quốc hội khóa VI và khóa VIII, Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng.