Đời sống

Cặp anh em hiếm hoi ở Việt Nam cùng làm tướng quân đội: Anh là Tư lệnh huyền thoại, em là Cục trưởng nổi tiếng

Cặp anh em hiếm hoi ở Việt Nam cùng làm tướng quân đội: Anh là Tư lệnh huyền thoại, em là Cục trưởng nổi tiếng

Cặp anh em này đều là tướng nổi tiếng trong quân đội Việt Nam. Nếu người anh là Tư lệnh huyền thoại của Binh đoàn Trường Sơn thì người em từng là Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng.

Trong số những gia đình giàu truyền thống cách mạng, gia đình Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên để lại dấu ấn vô cùng đậm nét. Họ là một trong những gia đình hiếm hoi có 2 anh em cùng làm tướng quân đội.

Cụ Nguyễn Hữu Khoán và cụ Đặng Thị Cấp ở làng Trung Thôn, xã Quảng Trung, phủ Quảng Trạch, Quảng Bình sinh được 7 người con. Trong đó, người con thứ 5 chính là đồng chí Đồng Sỹ Nguyên (tên thật Nguyễn Hữu Vũ, 1923 – 2019) – vị Trung tướng nổi tiếng của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tướng Nguyên được mệnh danh là Tư lệnh huyền thoại của Binh đoàn Trường Sơn, tại vị lâu nhất (1967 – 1975. Ông cũng chính là một trong hai vị tướng của Việt Nam được phong hàm vượt cấp, từ Đại tá lên Trung tướng.

tu-lenh-dong-sy-nguyen-5
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên thị sát trên đèo Phu La Nhích - đường 20 Quyết Thắng, tỉnh Quảng Bình, năm 1972. Ảnh tư liệu

Nói về tướng Đồng Sỹ Nguyên là nói đến những chiến tích vẻ vang trên chiến trường, thành công trong sự nghiệp. Sinh thời ông từng đảm nhận chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ), Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Đặc phái viên Chính phủ, Đặc trách Chương trình 327 về bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, Cố vấn Đặc biệt của Thủ tướng chính phủ, tham gia Ban Chỉ đạo Nhà nước về Đường Trường Sơn.

tu-lenh-dong-sy-nguyen-1
rung tướng Đồng Sỹ Nguyên thăm, động viên chiến sĩ lái xe trước khi lên đường làm nhiệm vụ. Nguồn: qdnd.vn

Tên tuổi của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên gắn liền với Đường mòn Hồ Chí Minh. Ông cùng các tướng như Đinh Đức Thiện, Phan Trọng Tuệ, Võ Bẩm đã xây dựng con đường vận tải chiến lược này thành chốt chặn quan trọng trong chiến tranh. Từ một con đường mòn nhỏ, đường Trường Sơn đã thành tuyến giao thông lớn, có cả hệ thống đường. Truyền thông thế giới còn phải ngả mũ thán phục đây là “trận đồ bát quái xuyên rừng rậm”.

tu-lenh-dong-sy-nguyen-4
Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên cùng đoàn công tác khảo sát tuyến đường biên giới phía Bắc. Ảnh tư liệu

Khi hòa bình lập lại, Nhà nước ta lại hướng đến một con đường Trường Sơn mới, là trục xương sống của Việt Nam. Trong quá trình xây dựng đó, Thủ tướng Võ Văn Kiệt xem Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên là người thích hợp nhất đảm nhận nhiệm vụ đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xây dựng tuyến đường.

tu-lenh-dong-sy-nguyen-2
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn Đồng Sỹ Nguyên đến thăm bộ đội Trường Sơn. Ảnh tư liệu

Gia đình tướng Đồng Sỹ Nguyên tự hào khi không chỉ có ông mà người em trai thứ 6 trong nhà – Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh(1926 – 2014) cũng là tướng quân đội nổi tiếng. Ông là nguyên Phó viện trưởng, Bí thư Đảng ủy học viện hậu cần, Cục trưởng Cục đối ngoại Bộ Quốc phòng. 7 tuổi đã mất cha, tướng Nguyễn Hữu Anh được mẹ cùng các anh chị đùm bọc, dạy dỗ nên người. Ông tham gia cách mạng từ sớm, 17 tuổi đã được kết nạp Đảng rồi bắt đầu hoạt động trên nhiều chiến trường.

tu-lenh-dong-sy-nguyen-3
Xe vận tải quân sự chi viện cho chiến trường Miền Nam trên tuyến đường Trường Sơn. Ảnh tư liệu

Trong chiến tranh, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh gắn liền với những chiến dịch lớn như chiến dịch Đường 9, chiến dịch Cánh đồng Chum,… Sau đó ông còn cùng anh trai Đồng Sỹ Nguyên lập nên những kỳ tích ở đường Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh lịch sử.

Cũng như anh trai, trọn đời tướng Nguyễn Hữu Anh cống hiến cho cách mạng, được Đảng, Nhà nước và Quân đội trao tặng nhiều huân, huy chương vẻ vang.