Vị vua kỳ quặc nhất sử Việt: Bị mỉa mai là 'tổ sư nghề nịnh hót', thích trang điểm, ăn diện lố lăng
Triều Nguyễn là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, được thành lập vào năm 1802, sau khi vua Gia Long lật đổ nhà Tây Sơn. Năm 1945 triều đại này kết thúc sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, vua Bảo Đại thoái vị, ấn kiếm được trao lại cho chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhà Nguyễn có 13 đời vua, trong đó có một vị vua được nhận xét là kỳ quặc bậc nhất sử Việt.
Ông là vua Khải Định (1885 – 1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Tên khai sinh của Khải Định là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, con trưởng vua Đồng Khánh, mẹ là Dương Thị Thục. Ông lên ngôi ngày 18/5/1916, lấy niên hiệu là Khải Định.
Sinh thời Khải Định chỉ là ông vua bù nhìn, tay sai của Pháp. Theo sử sách chép lại, Khải Định nổi tiếng với những cuộc ăn chơi thâu ngày đêm, chuyên nịnh nọt quân Pháp. Đến mức dân gian ta giờ đây vẫn lưu truyền câu ca dao: “Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây/ Nghề này thì lấy ông này tiên sư”.
Cuốn “Kinh thành Huế và triều Nguyễn” có chép lại, vua Khải Định mê cờ bạc đến mức khi chưa làm vua ông từng phải bán đồ dùng, người hầu để có tiền chơi đỏ đen. Sau này làm vua rồi, Khải Định có cơ hội được chơi bời nhiều hơn.
Đặc biệt, không như các vị vua trước đó, Khải Định không mặc hoàng bào chỉ nguyên màu vàng mà thích trang điểm, ăn mặc lòe loẹt, lố lăng nhiều màu. Ông còn tự thiết kế phục trang cho mình và quan hộ vệ. Báo chí đương thời thường xuyên đả kích vị vua này vì gu ăn mặc kỳ lạ. Sau này, lăng của Khải Định cũng bị chê là có kiểu kiến trúc lai căng, kém sang nhất.
Khải Định có 12 vợ nhưng chỉ có duy nhất 1 người con là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (1913 – 1997), tức vua Bảo Đại sau này.
Nguồn ảnh: Ảnh tư liệu
Bí mật gốc tích sâu xa của dòng họ Trần, ông cụ tổ là vị tướng tài ba dưới thời vua An Dương Vương
Dòng họ nổi tiếng Việt Nam – họ Trần có từ lâu đời, ông cụ tổ của họ này là vị tướng vô cùng nổi tiếng dưới thời An Dương Vương.